QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 21

toán học tinh vi, cứ như thể con người luôn hành động theo lý trí và dựa vào
dữ liệu cũ vốn thay đổi quá chậm chạp để kịp nắm bắt những gì sắp xảy đến.
Dù đang tham gia chính trường, ngoại giao hoặc thương trường, hoặc chỉ là
công dân tâm huyết, những người có đầu óc thực tế không thể bắt tay hoạch
định nếu không tiên đoán được tương lai một cách bài bản. Cuốn sách này
dành cho những người thực tế như vậy. Họ hoài nghi về thuyết định mệnh
nhưng có nhu cầu nhìn ra tương lai và nhận diện những sai lầm của dự báo
kinh tế.

Càng ngày kinh tế học càng bị xem như một ngành khoa học phi thực

tiễn. Với một số học giả, dự báo là một trò trí não và phần thưởng cho họ
đến từ việc công bố những ý tưởng lớn. Kết quả thường là một thế giới quan
một chiều hoặc mang tính ý thức hệ. Một số trí thức Mỹ và châu Âu cho
rằng nền văn hóa Hồi giáo quá lạc hậu để thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh
chóng. Một số người phe cực hữu tin rằng mọi hành động của chính phủ đều
xấu về lý thuyết. Những người theo chủ nghĩa tự do thường gắn sự tăng
trưởng mạnh mẽ cho các thể chế dân chủ, một lập luận không lý giải được
nhiều thứ, trong đó có sự bùng nổ tăng trưởng dài lâu ở châu Á từ 1980 đến
2010, khi hầu hết các chế độ trong khu vực đều không cởi mở.

Các nhà kinh tế và tác gia thường đề cao quá mức tầm quan trọng của

một yếu tố tăng trưởng đơn lẻ – sự thách thức của vị trí địa lý xa xôi, lợi thế
của các thể chế tự do hay yếu tố nhân khẩu học thuận lợi của dân số trẻ và
đang tăng – như chìa khóa để hiểu sự thăng trầm của các quốc gia. Những
yếu tố này, chủ đề hấp dẫn của những cuốn sách bán chạy nhất gần đây,
thường quan trọng để định hình sự tăng trưởng lâu dài, nhưng theo kinh
nghiệm của tôi, không một yếu tố đơn lẻ nào đủ sức đóng vai trò dấu hiệu
cho thấy một nền kinh tế có thể chuyển biến trong năm năm tiếp theo ra sao.
Ví dụ, “lời nguyền dầu hỏa” là có thật: Ở những nước nghèo chưa sẵn sàng
tận hưởng vận may dầu mỏ, các cuộc phát hiện mỏ dầu lớn thường khiến
nảy sinh tham nhũng và làm chậm sự phát triển. Nhưng ác cảm với các quốc
gia dầu mỏ tham nhũng có thể che mắt các nhà dự báo về xác suất cao khi
giá dầu thế giới bước vào thập kỷ bùng nổ, nhiều nền kinh tế dầu mỏ sẽ
bùng nổ theo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.