QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 23

cả trong những căn hộ trống. Mục đích là để làm gia tăng dữ liệu tiêu thụ
điện năng hầu giúp xác nhận số liệu tăng trưởng kinh tế chính thức. Đây là
một trường hợp kinh điển của Quy luật Goodhart, rằng khi một chỉ số trở
thành mục tiêu, nó sẽ không hữu ích nữa, một phần 26 do quá nhiều người
muốn tác động để số liệu đáp ứng chỉ số đó.

[6]

Một nguồn dữ liệu hữu ích và kịp thời là giá cả trong thị trường tài

chính toàn cầu, mà trong thời điểm bình thường sẽ thể hiện chính xác sự tiên
đoán chung xác đáng nhất của thế giới về triển vọng của một nền kinh tế.
Điều mà James Surowiecki gọi là “trí tuệ của đám đông” là có giá trị, và thị
trường là hiện thân của điều đó, từng giây phút, dựa vào sự lây lan cảm xúc,
nhưng không phải vào những chỉnh sửa lộn bậy.

[7]

Việc giá đồng sụt giảm

mạnh đã gần như luôn luôn là dấu hiệu đáng ngại cho nền kinh tế toàn cầu,
khiến kim loại cơ bản này có biệt danh “Tiến sĩ Đồng” trong giới tài chính.
Ở Mỹ, một trong số vài quốc gia mà việc cho vay hầu hết được thực hiện
thông qua trái phiếu và các sản phẩm thị trường tín dụng khác hơn là qua
ngân hàng, các thị trường tín dụng đã bắt đầu phát ra tín hiệu nguy cấp từ
lâu trước khi xảy ra ba cuộc suy thoái vừa qua, vào 1990, 2001 và 2007. Thị
trường tín dụng cũng có lúc phát tín hiệu giả, nhưng hầu như đó là chuông
báo khá đáng tin cậy.

Bất chấp những cơn hưng phấn và hoảng loạn định kỳ, thị trường

chứng khoán cũng có bề dày thành tích về dự đoán xu hướng kinh tế. Hồi
1966, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul Samuelson đã châm biếm rằng thị
trường chứng khoán đã “dự đoán được chín trong số năm cuộc suy thoái vừa
qua”, và các cây viết có ý chê bai năng lực tiên đoán của thị trường thường
dẫn lời ông. Nhưng Samuelson đã không còn ấn tượng về các kinh tế gia
chuyên nghiệp, những người mà thực chất có thành tích còn tệ hơn cả thị
trường. Trong một lưu ý năm 2014 Ned Davis Research đã cho thấy rằng
mặc dù đã trượt vài lần, tức những lần dự báo hụt về suy thoái, thị trường
này vẫn luôn dự báo xác đáng về cả những giai đoạn tốt và xấu của nền kinh
tế. Tính từ năm 1948, chỉ số chuẩn S&P 500 Index bắt đầu đảo chiều giảm
trung bình bảy tháng trước đỉnh của tăng trưởng, và bắt đầu đảo chiều tăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.