QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 25

Nghệ thuật thực tiễn
Những quy luật này đã lộ diện qua 25 năm lăn lộn của tôi 28 nhằm nỗ

lực tìm hiểu những xung lực của sự đổi thay, cả về lý thuyết lẫn trong đời
thực. Tôi phát triển các quy luật này để chính tôi và những người trong
nhóm của mình dõi mắt tập trung vào những gì quan trọng. Khi viếng thăm
một quốc gia, chúng ta thu thập những ấn tượng, câu chuyện, cứ liệu và số
liệu. Mặc dù kiến thức nằm trong mọi sự quan sát, chúng ta phải biết những
gì có lai lịch đáng tin cậy để mách với chúng ta về tương lai của một quốc
gia. Các quy tắc này hệ thống hóa tư tưởng của chúng ta và đã được trắc
nghiệm lùi để xác định những yếu tố hiệu quả và không hiệu quả. Việc loại
bỏ những gì không thiết yếu sẽ giúp cuộc bàn luận đi vào yếu tố xác đáng
nhằm đánh giá liệu một quốc gia sẽ thịnh vượng hay sa sút.

Tôi đã thu hẹp danh sách dài dằng dặc các hệ số tăng trưởng xuống còn

một mức đủ lớn để theo dõi được các lực gây chuyển biến hệ trọng nhất,
nhưng cũng đủ nhỏ để có thể quản lý được. Về lý thuyết, sự tăng trưởng
trong một nền kinh tế có thể được phân tích theo nhiều cách, nhưng một số
cách hữu ích hơn những cách còn lại. Sự tăng trưởng có thể được định nghĩa
là tổng chi tiêu của chính phủ, chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư xây
dựng nhà xưởng hoặc nhà cửa, mua máy tính và các thiết bị khác, và kiến
thiết đất nước theo các cách khác. Khoản đầu tư thường chiếm một phần nhỏ
hơn nhiều trong kinh tế so với khoản tiêu thụ, thường khoảng 20%, nhưng
nó là chỉ số quan trọng nhất của sự thay đổi, bởi vì sự bùng nổ và sa sút
trong đầu tư thường dẫn đến các cuộc suy thoái và phục hồi. Tại Mỹ chẳng
hạn, mức đầu tư dao động gấp sáu lần so với mức tiêu thụ, và trong thời gian
suy thoái điển hình nó giảm hơn 10%, trong khi mức tiêu thụ không hẳn
giảm, tỷ lệ tăng trưởng chỉ chậm lại vào khoảng 1%.

Sự tăng trưởng cũng có thể được phân tích như tổng sản lượng của

nhiều ngành khác nhau, như nông nghiệp, dịch vụ và chế tạo. Trong số này,
ngành chế tạo đã giảm trên toàn thế giới – giờ đây chưa đến 18% của GDP
toàn cầu, giảm từ mức hơn 24% vào 1980 – nhưng vẫn là lực quan trọng
nhất tạo ra sự thay đổi, bởi vì lâu nay nó là nguồn chính tạo ra việc làm, phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.