QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 261

Nhiều người Mỹ còn nhớ Tổng thống Gerald Ford đã vận động dân

chúng thoát khỏi tư duy lạm phát này bằng cách thúc giục họ, bằng chiếc nút
ve áo bị nhiều người công kích, hãy “WIN” tức chữ viết tắt của cụm từ “Dập
ngay lạm phát” (Whip Inflation Now). Nhưng họ cũng sẽ nhớ rốt cục
Washington đã dập lạm phát hai chữ số ra sao, do động thái đẩy lãi suất tăng
vọt đột ngột bởi giám đốc của Fed Paul Volcker vào đầu những năm 1980
(một động thái mà Ngân hàng Anh lúc ấy gần như noi theo). Nền kinh tế Mỹ
đã rơi vào một cuộc suy thoái khốn đốn, nhưng điều này hóa ra là một cái
giá nhỏ nhoi phải trả, vì nó đã dẫn đến một thời kỳ dài tăng trưởng mạnh mẽ
mà không có hoặc có rất ít lạm phát.

Rốt cục, đại đa số các nước đều chiến thắng nạn lạm phát phi mã.

Trong các nước phát triển, theo IMF, tỷ lệ lạm phát trung bình hằng năm của
giá tiêu dùng đã đạt đến đỉnh hơn 15% vào 1974 và hơn 12% vào 1981,
trước khi giảm mạnh trong suốt thập kỷ tiếp theo. Từ năm 1991 nó đạt mức
trung bình khoảng 2%.

Sự lắng dịu của giá tiêu dùng thậm chí còn diễn ra nhanh chóng hơn

nữa trong thế giới mới nổi, nơi tỷ lệ lạm phát trung bình hằng năm đạt mức
đỉnh điểm đáng kinh ngạc 87% vào 1994, một năm mà các quốc gia như
Brazil, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ lạm phát tăng lên đến ba chữ số. Sau đó,
tỷ lệ trung bình của thế giới mới nổi bắt đầu giảm đều, xuống đến 20% vào
1996 và khoảng 6% vào 2002. Tỷ lệ này xoay quanh mức 6% kể từ đó đến
nay.

Thật khó nói hết hiệu ứng to lớn của việc đánh bại lạm phát giá tiêu

dùng đối với sự ổn định chính trị và kinh tế. Một cuộc nổi dậy xã hội không
bao giờ chỉ có một nguyên nhân đơn lẻ, nhưng giá lương thực đặc biệt đã
đóng một vai trò trong nhiều sự kiện. Mặc dù các cuộc cách mạng năm 1848
thường được quy cho sự lan tỏa của tư tưởng dân chủ ở châu Âu, nghiên cứu
gần đây đã phản biện rằng chất xúc tác chính yếu là một đợt tăng vọt giá
lương thực, dẫn đến sự xuất hiện của các chính thể tự do hơn ở những nơi
ngày nay là Đức, Áo, Hungary và Rumani.1 Trong các thập kỷ gần đây Mỹ
Latin đã trở thành một vạc dầu của sự thay đổi chế độ xuất phát từ nạn lạm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.