QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 260

trong suốt thời kỳ dài bùng nổ, và mức tăng trưởng cao song hành với lạm
phát thấp. Sự kết hợp đấy đã giúp các nước này duy trì được đà tăng trưởng
trong hai thập kỷ hoặc hơn. Ở Trung Quốc, nơi đầu tư lên đến đỉnh điểm gần
50% GDP, và nhiều khoản cho đến gần đây vẫn rót vào đường sá, mạng điện
thoại và các nhà máy mới, người ta gần như chưa chạm đến được giới hạn
của mạng lưới cung ứng. Khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu cất cánh, các
doanh nghiệp chỉ cần đưa nhà máy đang chạy nửa công suất và đường sá
vắng vẻ vào khai thác trở lại toàn lực. Mạng lưới cung ứng thừa khả năng
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vì vậy không có áp lực về giá.

Sự tương phản giữa Trung Quốc và Brazil là rất rõ rệt. Mặc dù cả

Trung Quốc và Brazil đều đang phải đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng của
tầng lớp trung lưu đang lớn dậy, mạng lưới cung ứng rộng lớn và, trong
nhiều trường hợp, thái quá của Trung Quốc đã khiến cho nền kinh tế, đa
phần trong ba thập kỷ qua, có thể tăng trưởng ở mức 10% mà không gây ra
lạm phát. Tại Brazil, tỷ lệ tăng trưởng GDP 4% hoặc thậm chí ít hơn, cũng
khiến lạm phát trở nên một vấn đề, một tình thế buộc ngân hàng trung ương
phải tăng lãi suất và khống chế sự tăng trưởng kinh tế. Dù nỗ lực mọi cách
để vực dân chúng vào tầng lớp trung lưu, Brazil lại vô tình tạo ra một nền
kinh tế tăng trưởng thấp, lạm phát cao đến mức thất vọng – trái ngược với
phép mầu kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát thấp của Trung Quốc trong các
thập kỷ gần đây.

Chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát
Quy luật chung – lạm phát giá tiêu dùng cao là dấu hiệu xấu – đặc biệt

hữu ích để xác định các trường hợp ngoại lệ trong một thế giới mà hầu hết
các nước đều đã thắng cuộc chiến lạm phát. Vào những năm 1970, lệnh cấm
vận của OPEC đã đẩy giá dầu tăng vọt. Giá lương thực cũng tăng theo. Khi
người lao động đinh ninh giá cả đang tăng vọt tại trạm xăng và cửa hàng tạp
hóa, họ bắt đầu đòi tăng lương thường xuyên để đáp ứng nhu cầu cơ bản của
mình, khiến các công ty tăng giá tất cả các loại hàng tiêu dùng. Vòng xoáy
ác nghiệt “lương – giá” bắt đầu, đẩy tỷ lệ lạm phát lên mức hai chữ số ở các
nước giàu như Mỹ, và đình lạm xảy ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.