QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 264

hàng trung ương tính độc lập chính trị cao hơn, điều cần thiết để ngăn chặn
các nhân vật dân túy dễ cho vay. Phong trào này ít được công chúng chú ý
hay hỗ trợ. Không có phong trào công khai nào đòi “Giải thoát các ngân
hàng trung ương!”. Tuy nhiên, không có hành động đơn lẻ nào hiệu quả hơn
thế trong việc kiểm soát giá cả cơ bản cho người dân. Và giờ đây tính độc
lập của ngân hàng trung ương đã trở thành một chuẩn mực quan trọng để
một quốc gia cam kết kiềm chế lạm phát.

Trong nhiều giai đoạn của thời hậu chiến, trong các cuộc giằng co

chính trị về ngân hàng trung ương và tiền dễ vay, người ta thường đánh mất
động cơ chống lạm phát. Thậm chí ở nhiều nước mới nổi, nơi các ngân hàng
trung ương chỉ độc lập trên danh nghĩa – và giới lãnh đạo ngân hàng trung
ương thừa hiểu nguy cơ của lạm phát – họ vẫn không đủ độc lập để chống
lại áp lực chính trị công hay tư nhằm duy trì giữ lãi suất và chi phí vay ở
mức thấp. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vào những năm 1970 đã cho giới
lãnh đạo chính trị thấy lạm phát có thể khốc hại ra sao, đặc biệt đối với tầng
lớp cử tri nghèo và trung lưu, những người bị ảnh hưởng nặng nhất khi các
mặt hàng chủ lực thiết yếu tăng giá. Những cuộc khủng hoảng ấy đã biến
nhiều chính trị gia thành các chiến binh chống lạm phát.

Cuộc cách mạng toàn cầu đã khai phóng để các ngân hàng trung ương

chống lạm phát khởi phát từ xứ sở New Zealand bé nhỏ. Như mô tả của nhà
báo Neil Irwin, sự kiện này đã được khơi mào bởi Don Brash, lãnh đạo của
ngân hàng trung ương, xuất thân từ nông dân trồng kiwi, một người từng
nhìn thấy tiền tiết kiệm cả đời của người chú bị xóa sạch bởi lạm phát vào
những năm 1970 và 1980. New Zealand đã thông qua một đạo luật vào 1989
trao cho ngân hàng trung ương vị thế độc lập so với quy trình chính trị và
chỉ đạo ngân hàng lập chỉ tiêu chống lạm phát. Các công đoàn đã lớn tiếng
cho rằng động thái này hủy hoại công ăn việc làm nếu các doanh nghiệp lớn
không thể vay với giá rẻ. Các nhà sản xuất gọi việc đó là “phi dân chủ”. Một
nhà đầu tư bất động sản đã đòi biết cân nặng của Brash để ướm sợi dây
thừng nhằm treo cổ ông. Nhưng phương sách ấy đã được thông qua. Ngân
hàng trung ương New Zealand trở thành cơ quan đầu tiên trên thế giới công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.