QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 266

từng là một người cánh tả cấp tiến treo áp-phích Lenin trong văn phòng,
nhưng với tư cách giám đốc ngân hàng trung ương, ông đã trở thành một
diều hâu bảo thủ chống lạm phát, vận động cho một đồng tiền vững mạnh
ngay cả khi phải đối mặt với các cuộc công kích giận dữ từ cánh tả trong
đảng của ông, Đảng Đại hội Dân tộc Phi đang nắm quyền. Sau tất cả những
hậu quả do lạm phát gây ra, quả thực không có một đường lối tư duy nào
khác dành cho giám đốc ngân hàng trung ương.

của Malaysia. Nhiều lãnh đạo ngân hàng trung ương đã được truyền

cảm hứng từ chiến thắng của Volcker và cũng bàn luận một cách nể sợ về
cuộc chống chọi lạm phát dai dẳng của Bundesbank tại Đức thời hậu chiến.
Áp lực để giành lấy một chiến thắng như vậy khiến họ trở nên nghiêm khắc,
nhưng cũng gieo cho họ ý thức của một thầy tu giám hộ, như lá chắn không
cho giá cả leo thang ập đến để tàn phá công chúng. Họ đều tin rằng tỷ lệ lạm
phát thấp và ổn định là nền tảng tốt nhất cho sự tăng trưởng và rằng không
có sự đổi chác lợi lộc nào giữa lạm phát và tăng trưởng trong dài hạn. Cựu
Thống đốc ngân hàng trung ương Malaysia Jaffer Hussein đã nói với tôi
trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, “Các nhà lãnh đạo
ngân hàng giỏi cũng giống như trà ngon, khi nước sôi lửa bỏng mới có thể
đánh giá thấu đáo nhất”.

Chile là nước tiên phong chống lạm phát trong các nước mới nổi bằng

cách triển khai chỉ tiêu vào 1991. Nhiều nước đồng đẳng của họ, gồm
Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Hàn Quốc, sau đó làm theo, và mặc dù tính cạnh
tranh toàn cầu gia tăng và các yếu tố khác rõ ràng đóng một vai trò quan
trọng, chỉ tiêu này đã giúp các nước mới nổi đánh bại lạm phát. Sau khi
Mexico thông qua một chỉ tiêu vào 2001, tỷ lệ lạm phát đã giảm từ mức
trung bình 20% xuống còn khoảng 4%. Indonesia đã giảm từ 14% xuống
khoảng 5% kể từ khi thông qua chỉ tiêu vào 2005. Ngay cả ở Brazil, nơi lạm
phát đạt tỷ lệ trung bình hơn 700% trong thập kỷ trước khi ngân hàng trung
ương đề ra chỉ tiêu vào 1999, tỷ lệ này đã giảm xuống 4% vào 2006.

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh này vẫn còn dài. Mặc dù hầu hết các ngân

hàng trung ương ở các nước lớn đã đề ra chỉ tiêu lạm phát, và nhiều đơn vị ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.