khai tuyên bố rằng chống lạm phát sẽ là ưu tiên số một, và trong vòng hai
năm tỷ lệ lạm phát của nước này đã giảm từ gần 8% xuống 2%.
Chỉ tiêu chống lạm phát sẽ hữu hiệu nếu ngân hàng trung ương chứng
minh được với công chúng rằng họ nghiêm túc – rằng họ chuẩn bị tăng giá
đồng tiền và tiến hành các bước hy sinh cần thiết để kiểm soát lạm phát. Sự
chứng minh này có tác dụng neo giữ các kỳ vọng về lạm phát, nghĩa là
người ta không còn sợ giá cả sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, vì vậy các doanh
nghiệp có thể hoạch định cho tương lai và công nhân không cảm thấy buộc
phải đòi tăng lương để theo kịp với giá cả tiêu dùng tăng cao. Đây là niền tin
mà Brash đã khơi gợi.
Câu chuyện thành công này nhanh chóng lan truyền trong giới ngân
hàng trung ương. Canada là nước tiếp theo áp dụng chiến lược chỉ tiêu
chống lạm phát vào 1991, theo sau là Thụy Điển và Anh. Nhiều ngân hàng
trung ương đã chọn chỉ tiêu 2% để cho phép có sự linh hoạt mặc dù sự ổn
định giá đích thực có nghĩa là lạm phát ở mức zero. Citigroup ước tính rằng
58 nước (gồm các thành viên Eurozone như một quốc gia), chiếm 92% GDP
toàn cầu hiện nay, đều có chỉ tiêu chống lạm phát dưới dạng nào đó. “Dưới
dạng nào đó” có nghĩa bao gồm các ngân hàng như Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ, nơi có nhiệm vụ kép phải bình ổn giá cả lẫn tạo ra tối đa công ăn việc
làm.
Khi bắt đầu vào nghề giữa những năm 1990, tôi đã sớm có ấn tượng
với sự nhanh nhạy của các ngân hàng trung ương ở các nước mới nổi trong
việc triển khai định hướng mới chống lạm phát. Chứng kiến sự tổn hại mà
lạm phát gây ra cho xứ sở của họ trong hai thập kỷ trước đó, và sự thành
công mới mẻ của Volcker trong cuộc chiến chống lạm phát tại Mỹ, họ đã có
được niềm tin. Đối với họ, các cuộc họp là sự vụ quyết liệt, và người ta
không dám mạo hiểm với bất kỳ một sự khinh suất nào khi có mặt các lãnh
đạo ngân hàng trung ương như Henrique Meirelles của Brazil hoặc
Guillermo Ortiz Martínez của Mexico, cũng hệt như người ta không dám
cười khúc khích trong thánh đường. Nhiều người trong số các nhà lãnh đạo
này rất giàu nhiệt tâm chinh phục người khác. Tito Mboweni của Nam Phi