QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 285

đối với giới tinh hoa thường xuyên đi lại từ các nước này, nó cũng làm cho
các thành phố như São Paulo và Moscow trở nên đắt đỏ cùng cực với khách
nước ngoài. Họ đã phải đổi tiền của họ để lấy đồng real hoặc rúp hết sức đắt
giá trước khi mua bất kỳ thứ gì: một tách cà phê, cổ phiếu của một công ty
hoặc thậm chí một nhà máy.

Đây là một câu hỏi hệ trọng để hiểu về triển vọng kinh tế của một quốc

gia: Quốc gia ấy cho cảm giác rẻ hay đắt? Nếu quốc gia này có một đồng
tiền giá cao, điều đó sẽ khuyến khích cả dân chúng lẫn người nước ngoài
chuyển tiền ra nước ngoài, cuối cùng làm suy yếu sự tăng trưởng kinh tế
trong nước. Một đồng tiền giá thấp sẽ thu hút tiền vào nền kinh tế, thông qua
xuất khẩu, du lịch và các kênh khác, thúc đẩy sự tăng trưởng.

Nhiều nhà lãnh đạo chính trị không nắm được quy luật này, và nhanh

nhảu tôn vinh đồng tiền mạnh như thành quả phụ của một nền kinh tế mạnh,
đang thu hút tiền từ khắp nơi trên thế giới. Điều đó đúng – cho đến thời
điểm nước ấy bắt đầu thu hút nguồn “tiền nóng” đầu cơ tìm cách sinh lợi
nhanh chóng từ mức tăng giá của nội tệ. Các nhà đầu cơ trong và ngoài nước
sẽ bắt đầu mua các tài sản như cổ phiếu hoặc trái phiếu không phải vì họ tin
vào sức mạnh của nền kinh tế quốc gia ấy hoặc của các công ty, mà bởi họ
tin rằng đồng tiền đang lên giá sẽ làm tăng giá trị của các tài sản đó, ít nhất
một cách tạm thời. Trong một thời gian, việc đặt cược này là một lời tiên tri
tự làm cho nó đúng, bởi tiền nóng càng làm tăng áp lực đẩy giá trị của nội tệ
đi lên. Nhưng điều này lại có xu hướng làm suy yếu xuất khẩu và làm thoái
chí các công ty muốn đầu tư lâu dài, điều chẳng mấy chốc sẽ làm hại triển
vọng tổng thể của nền kinh tế.

Quốc gia đấy sẽ thuận lợi để tăng trưởng không phải khi nội tệ bắt đầu

giảm giá, mà khi nó ổn định trở lại ở một mức giá rẻ hơn và cạnh tranh hơn.
Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, xu hướng đánh đồng sức mạnh của nội tệ với
một tương lai kinh tế tươi sáng vẫn diễn ra. Những hiểu lầm này không tàn
khốc như hồi thế kỷ 12, khi vua Henry I trị vì nước Anh. Vào năm 1124, hốt
hoảng trước sự giảm giá của đồng bảng Anh và nghi ngờ một âm mưu, ông
đã chọn giải quyết vấn đề bằng cách triệu hồi gần một trăm nhà hối đoái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.