QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 289

Sự cảm nhận chủ quan về một đồng tiền đặt ra cả một vấn đề về việc

các chính trị gia có thể thao túng tính cạnh tranh (tức độ rẻ) của đồng tiền
đến đâu. Vào đầu những năm 2010, chẳng hạn, giới chức ở Ankara đã cố
làm ra vẻ đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đang rất cạnh tranh bằng cách so sánh
giá đã điều chỉnh theo lạm phát của đồng tiền này với giá của nó trong
những năm 1970. Tuy nhiên, nếu khởi điểm của phép phân tích này được
dịch chuyển đến những năm 1990, giá của đồng lira hóa ra trông cao hơn rất
nhiều – và đó chắc chắn là cảm giác mà người nước ngoài bắt đầu có khi
đến Ankara hay Istanbul. Trong trường hợp thiếu một chuẩn mực được công
nhận để so sánh giá trị tiền tệ, các chính trị gia có thể chọn một thước đo để
đưa ra bất kỳ quan điểm nào họ muốn. Người ngoài buộc phải tin rằng họ sẽ
nhận biết đồng tiền giá cao bằng cảm giác. Sự thật là nếu một tách cà phê
trong quán ở góc phố cho cảm giác đắt đỏ, các giao dịch kinh doanh lớn hầu
như cũng cho cảm giác đắt đỏ.

Một trong những cú sốc giá tiền tệ khắc nghiệt hơn bao giờ hết mà tôi

chứng kiến là ở Thái Lan vào đầu 1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á đang hoành hành. Đồng baht Thái đã sụp đổ đến 50% theo cách tính
REER trong vòng vài tháng ngắn ngủi. Lúc ấy tôi đang làm việc trong khu
vực ấy và đã có nhiều chuyến khảo sát đến Bangkok, nơi các sếp ngân hàng
và chuyên gia phân tích nghiên cứu từ New York và Hong Kong khệ nệ
bước ra từ các trung tâm mua sắm với cả đống đồ đạc họ mua được vì cảm
thấy giá rẻ đến mức không tưởng. Áo khoác Armani và Ferragamo trị giá
hơn 1.000 đô-la ở New York được bán với giá tương đương chỉ vài trăm.
Các tay chơi golf nghiệp dư đi trên phố vác theo các bộ gậy golf Callaway
mới bằng titanium, mua với giá tương đương chỉ một nửa, sau đó còn quay
trở lại để mua tiếp một, hai bộ nữa cho người thân và bè bạn ở nhà. Đằng
sau cơn sốt mua sắm giá rẻ ấy, một sự chuyển biến cơ bản hơn nhiều đang
diễn ra.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khởi phát từ Thái Lan một phần do

đồng baht đã trở nên quá đắt giá, nhất là so với các đối thủ cạnh tranh quan
trọng nhất như Trung Quốc, quốc gia đã phá giá đồng tiền vào 1993. Hậu
quả xảy đến thật tàn khốc. Khi kinh tế Thái Lan chững lại, tỷ lệ thất nghiệp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.