QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 344

khuôn khổ một chương trình cải cách trong thập kỷ trước, chế độ Suharto đã
mở cửa hệ thống ngân hàng của nước này cho các đấu thủ mới, nhưng các
cải cách được hoạch định kém đã cho phép nhiều tập đoàn công nghiệp lập
ngân hàng riêng để hoạt động như quỹ đen bí mật. Các làn sóng điều tra sau
đó đã tiết lộ rằng tại một số ngân hàng, hơn 90% các khoản vay đều “có
quan hệ”, hoặc được đưa ra cho một công ty mẹ, một công ty con hoặc các
quan chức hàng đầu của ngân hàng. Trong một hệ thống mà các khoản vay
được phân bố cho đồng minh và đồng nghiệp, không có gì ngạc nhiên khi
các ngân hàng chẳng làm gì nhiều để rà soát bên đi vay. Các cuộc điều tra
cũng tiết lộ rằng có đến 90% các khoản vay trên sổ sách của một số ngân
hàng là “nợ xấu”; người vay đã không thanh toán trong ít nhất chín tháng.

Vào những lúc chìm sâu trong khủng hoảng tín dụng, giới quyền lực cố

kết thường chống chọi để bám lấy các ngân hàng mà họ đã đẩy đến chỗ phá
sản và níu lấy ảo tưởng rằng các khoản cho vay của họ vẫn còn giá trị. Nhật
Bản là trường hợp điển hình, và đó cũng là những gì đã xảy ra ở Indonesia,
nhưng trong một giai đoạn ngắn hơn nhiều. Cơ quan tái cơ cấu ngân hàng,
được thành lập để xử lý các khoản nợ xấu và quốc hữu hóa hoặc đóng cửa
các ngân hàng phá sản, đã bắt tay vào việc bằng cách nêu tên 13 ngân hàng
thuộc sở hữu của thân hữu và các con trai của Suharto. Khi Indonesia tỏ ra
nghiêm túc cải cách, thị trường thể hiện sự lắng dịu. Thế rồi, một trong các
con trai của ông ta tái xuất hiện với tư cách người đứng đầu một ngân hàng
khác cùng bộ sậu cũ; niềm tin vào hệ thống ngân hàng sụp đổ, và giới doanh
nhân Indonesia bắt đầu rút tiền để chuyển ra nước ngoài.

Vốn đã thoái khỏi Indonesia vào đầu 1998 nhiều đến mức đồng tiền

mất đến 80% giá trị, và ngày càng nhiều các tập đoàn được ưu ái về chính trị
không thể thanh toán được các khoản vay “có quan hệ” của họ. Mỗi tuần trôi
qua, mỗi tin tức xấu về các cuộc điều tra ngân hàng – mà một số bị rò rỉ bất
chấp những nỗ lực của Suharto muốn giữ kín quá trình này – lại kích hoạt
những cuột lao dốc mới của các ngân hàng. Các nhà điều tra phát hiện ra
rằng nhiều ngân hàng nhà nước – vốn chiếm một nửa tài sản trong hệ thống
– không trả được nợ. Họ không có đủ tiền gửi trong tay để hậu thuẫn cho các
khoản đã cho khách hàng vay, mà nhiều khách hàng cũng đã dừng thanh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.