và Mitsui, vốn được tạo dựng quanh một ngân hàng mà giới chức ngân hàng
thường tự thân cảm thấy có nghĩa vụ duy trì sự sống cho nhiều công ty con
của họ. Các gói cứu trợ cũng được tích cực hỗ trợ bởi chính phủ. Mặc dù
tăng trưởng tín dụng tư nhân đã chậm lại, nợ chính phủ bắt đầu tăng nhanh
và cứ tiếp tục tăng trưởng. Sợ rằng các cuộc phá sản sẽ dẫn đến tình trạng
thất nghiệp và đe dọa đảng cầm quyền, chính phủ gây áp lực để các ngân
hàng đẩy mạnh cho vay đối với các gói cứu trợ doanh nghiệp và các cuộc
đầu tư ngày càng không hiệu quả, gồm “những chiếc cầu chẳng đi về đâu”
nổi tiếng của Nhật Bản. Đến cuối những năm 1990, một cuộc khảo sát tất cả
các công ty được giao dịch công khai trong ngành xây dựng, sản xuất, bất
động sản, bán sỉ và bán lẻ của Nhật Bản cho thấy 30% đã đạt chuẩn “công ty
xác sống”, tức đang được duy trì sự sống bằng tiền vay trợ cấp. Hệ thống trợ
sinh dành cho các công ty thua lỗ này đã chặn nguồn tài chính của các công
ty mới, làm suy giảm năng suất của Nhật Bản.
Kết quả của các chính sách nợ “gia hạn và giả đò” này là những gì tệ
nhất của cả hai thế giới – tăng trưởng trì trệ và nợ nần gia tăng. Nỗ lực liên
tục nhằm ngăn chặn mọi hậu quả khốn đốn của cuộc bội lạm tín dụng đã làm
tổng nợ của Nhật Bản tăng từ 250% vào 1990 lên 390% GDP hiện nay.
Trong nhiều năm, Nhật Bản vừa dễ bị khủng hoảng nợ lẫn kẹt trong một
đường tăng trưởng dài hạn thấp hơn nhiều. Nước này gặp một loạt cuộc
khủng hoảng ngân hàng trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, và
tỷ lệ tăng trưởng GDP đã giảm từ gần 5% trước 1990 xuống dưới 1% trong
một phần tư thế kỷ tiếp theo, cũng là kỷ lục tệ nhất đối với một nền kinh tế
lớn đang phát triển trong giai đoạn đó. Đến 2015, nền kinh tế 4 ngàn tỷ đô-la
của Nhật Bản đã nhỏ hơn 80% so với mức người ta kỳ vọng dựa theo đường
tăng trưởng dài hạn trong những năm 1980, khi nước này được tán tụng là
siêu cường kế tiếp của thế giới.
Đây là một tương lai khả dĩ với Trung Quốc, nếu họ tiếp tục dùng nợ
trong một chiến dịch chính trị để đôn mức tăng trưởng lên một cách giả tạo
và né tránh bất kỳ hậu quả ngắn hạn nào. Theo một số ước tính, 10% các
doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán đại lục là “các công ty xác sống”,
sống nhờ hỗ trợ từ chính phủ. Trung Quốc thậm chí vẫn chưa bắt đầu tiến