QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 340

thường với một quốc gia như Mỹ, nơi có mức thu nhập bình quân đầu người
trên 50.000 đô-la, nhưng lại là quá lớn đối với một quốc gia mới nổi như
Trung Quốc, trong nhóm thu nhập khoảng 10.000 đô-la. Mức này cũng lớn
hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác có thu nhập bình quân đầu người cao
gấp đôi, gồm cả Hàn Quốc và Đài Loan.

Ngay cả khi một số các yếu tố giảm nhẹ có thể giúp ngăn chặn khủng

hoảng tài chính thực sự, khi nợ được gác lại trong các doanh nghiệp nhà
nước, dường như khó tránh khỏi một sự trì trệ dai dẳng và gay gắt với nhiều
khoản nợ mới sẽ được dùng trả lãi cho các khoản vay hiện tại thay vì tài trợ
cho các dự án mới. Không thể nói chắc chắn điều gì dẫn đến sự thăng trầm
của các quốc gia. Tuy nhiên, trong quá khứ, mọi cơn sốt tín dụng cực độ đều
dẫn đến sụt giảm tăng trưởng kinh tế, và thường đi kèm với một cuộc khủng
hoảng tài chính.

Hình hài của cuộc suy trầm
Khi khủng hoảng tín dụng diễn ra, tâm lý từng thúc đẩy cuộc bùng nổ

tăng trưởng bỗng đổi chiều. Dân chúng mất niềm tin vào triển vọng tăng
trưởng của nền kinh tế, vào thu nhập trong tương lai của họ, và vào khả năng
trang trải các khoản nợ. Sự bất định khiến họ thắt lưng buộc bụng, càng làm
giảm tốc nền kinh tế.

Một cuộc suy trầm kinh tế sau bội lạm có thể diễn ra theo nhiều kịch

bản, gồm một đợt chững lại ngắn hạn trong nền kinh tế kết hợp với một sự
suy giảm dài hạn về tỷ lệ tăng trưởng. Kịch bản chuẩn là một đợt sụt giảm
mạnh theo sau là một cuộc phục hồi trở lại tỷ lệ của đường tăng trưởng dài
hạn trước đó, vốn là những gì đã xảy ra với Thụy Điển sau cuộc khủng
hoảng tài chính đầu những năm 1990. Các trường hợp tệ nhất gồm một cuộc
suy thoái và sau đó phục hồi nhưng với đường tăng trưởng mới thấp hơn, mà
về lâu dài sẽ khiến nền kinh tế có quy mô nhỏ hơn đáng kể so với mức lẽ ra
đạt được. Điều đó rủi thay dường như là kịch bản đang diễn ra ở Eurozone
sau khi cuộc khủng hoảng nợ 2010. Đây cũng là lộ trình của Nhật Bản sau
khi các khoản nợ của nước này đạt đỉnh vào 1990, và Đài Loan sau khi nợ
đạt đỉnh vào 1992.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.