Nam Á, khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hồi phục với nhịp độ chỉ bằng một
nửa đến một phần ba trước khủng hoảng.
Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008, có một nỗi sợ lây lan rằng chủ
nghĩa tư bản sẽ phải dừng bước, khi người cho vay và người đi vay trên toàn
thế giới một lần nữa sợ gánh nợ. Để tìm hiểu quy mô của mối đe dọa này,
các nhà nghiên cứu đã lần tìm trở lại số liệu quá khứ và thấy nhiều trường
hợp “phục hồi phi tín dụng”, khi các nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại
mặc dù tín dụng thì không. Trên thực tế, trong một nghiên cứu lớn của IMF,
20-25% trong số gần 400 cuộc phục hồi kinh tế hậu chiến đã diễn ra mà
không có một sự hồi sinh đáng kể về tăng trưởng tín dụng. Với một số
người, việc các nền kinh tế có thể phục hồi mà không cần tăng trưởng tín
dụng có vẻ gần như điều huyền diệu, và một số kinh tế gia đã gọi đó là “sự
phục hồi kỳ diệu”. Tuy nhiên, nếu không có tín dụng, hóa ra sự phục hồi
thường sẽ rất yếu, với tỷ lệ tăng trưởng GDP thấp hơn khoảng một phần ba
so với đà phục hồi được tiếp sức bởi tín dụng.
Mexico là một trong những ca bị hội chứng sợ nợ lâu nhất trong thế
giới mới nổi. Kể từ khi diễn ra chuỗi khủng hoảng tài chính mà đỉnh điểm là
sự sụp đổ đồng peso vào 1994, nước này đã cố gắng tăng trưởng với tín
dụng thấp. Cuộc khủng hoảng 1994 đã phá hủy các ngân hàng của Mexico
một cách triệt để giống như các ngân hàng Indonesia bốn năm sau đó, nhưng
các chủ sở hữu người Mexico bản địa không bị buộc phải ra đi và đã chèo
lái để trì hoãn thanh lý các khoản nợ xấu. Đồng thời, họ cũng không hề lấy
lại được niềm tin để cho vay mới, một phần do họ có ít vốn huy động. Dân
Mexico hoàn toàn mất niềm tin vào ngân hàng đến mức ngày nay nhiều
người không có tài khoản ngân hàng. Cho vay cá nhân tăng lên sau những
năm 2000, nhưng chỉ một thời gian ngắn, khi chính phủ buộc phải bán ba
ngân hàng lớn nhất của Mexico cho các ngân hàng đa quốc gia như Citibank
và HSBC, với hy vọng tín dụng khôi phục nhưng không thành.
Cuộc khủng hoảng 2008 đã làm các ngân hàng đa quốc gia sợ cho vay
ở bất cứ nơi nào, kể cả ở Mexico, mặc dù thực chất vấn đề của Mexico là tín
dụng quá thấp. Đến 2014, Mexico đã lập kỷ lục đáng ghi nhận với 20 năm