vướng hội chứng sợ nợ, mà qua đó tín dụng tư nhân đã sụt giảm về tỷ lệ so
với GDP từ 38% vào 1994 xuống 25%, một trong những mức thấp nhất trên
thế giới. Chẳng phải ngẫu nhiên mà thời kỳ dài tăng trưởng tín dụng trì trệ
này lại song hành với một thời kỳ dài tăng trưởng GDP yếu kém, trong lúc
các nước láng giềng như Chile và Brazil đã vượt qua Mexico về thu nhập
bình quân đầu người.
Hội chứng sợ nợ dai dẳng của Mexico giờ đây đã kéo dài gần bằng
trường hợp mà nước Mỹ trải qua sau cuộc Đại suy thoái. Như kinh tế gia
người Anh Tim Congdon chỉ ra vào 1989, 25 năm trước vụ sụp đổ 1929 là
thời kỳ sự lạc quan của Mỹ về triển vọng tăng trưởng kinh tế, trong khi 25
năm sau đó in dấu sự hoài nghi dai dẳng về cơ may và độ bền của một cuộc
phục hồi, và một triệu chứng hàng đầu của nỗi hoài nghi đó chính là thái độ
“hết sức thận trọng” đối với việc vay và cho vay mới.
Dĩ nhiên, một đợt hội chứng sợ nợ bình thường sẽ ngắn hơn nhiều so
với 25 năm. Trong một nghiên cứu về tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính
lớn nhất ngược đến cuộc Đại suy thoái, Empirical Research, một công ty tư
vấn độc lập ở New York, đã phát hiện trung bình một cuộc khủng hoảng nợ
được tiếp nối bởi một khoảng thời gian tăng trưởng tín dụng và kinh tế yếu
kém kéo dài khoảng bốn đến năm năm, sau đó đà tăng trưởng của cả tín
dụng và GDP gia tăng.3 Chứng cứ đó củng cố mặt tích cực của quy luật tín
dụng này, tức các thời kỳ năm năm tăng trưởng tín dụng yếu kém thường
dẫn đến một thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn.
Các quốc gia bị khủng hoảng châu Á minh họa rõ nét tiến trình này.
Sau 1997 tín dụng giảm trong năm năm tiếp theo ít nhất 40% so với GDP ở
Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Nhưng tới khoảng 2001, cái bóng ảm đạm
của hội chứng sợ nợ bắt đầu tan biến.
Cần sự kích hoạt để châm ngòi trở lại
cho một cuộc tăng trưởng tín dụng, một phát kiến mới hoặc sự thay đổi
trong nền kinh tế hầu tạo cho mọi người lý do để tin rằng thu nhập của họ sẽ
tăng lên trong tương lai, khiến họ có thể đủ khả năng để gánh nợ và rủi ro
trong kinh doanh. Ở Đông Nam Á, sự kích hoạt ấy diễn ra dưới dạng các
dấu hiệu ngày càng rõ về sự ổn định tài chính – nợ giảm và thâm hụt của