QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 353

Chương 10

Cơn sốt truyền thông

Quốc gia ấy được khắc họa ra sao bởi những người tạo dư luận toàn

cầu?

Tôi bắt đầu viết chuyên mục báo chí vào 1991, năm khởi đầu của một

thập kỷ sẽ khiến tôi hết sức cảnh giác với các tiêu đề và các bài viết chuyên
đề trên tạp chí. Lúc ấy phương tiện truyền thông toàn cầu bị ám ảnh với sự
trỗi dậy của Nhật Bản như cường quốc kinh tế thống trị thế giới. Các công ty
Nhật bán chạy hơn các đối thủ Mỹ ngay trên sân nhà Mỹ trong nhiều ngành,
từ xe ô-tô cho thiết bị điện tử, và tỏ ra sẵn sàng lấn sang cả các ngành khác.
Ở đỉnh điểm của bong bóng Nhật Bản vào 1989, giá trị của các công ty được
giao dịch ở Tokyo chiếm đến một nửa giá trị các thị trường chứng khoán
toàn cầu, và đất đai ở Nhật Bản cũng đắt hệt như vậy. Một thông tin mà giới
truyền thông ưa kháo vào thời điểm đó là mảnh đất khuôn viên Hoàng Cung
ở Tokyo sẽ có giá cao hơn tất cả đất đai ở California cộng lại. Bong bóng
Nhật Bản bắt đầu xì hơi vào 1990, với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán
Tokyo và giá nhà đất, nhưng đa phần giới truyền thông và chính khách toàn
cầu vẫn lướt theo con sóng cường điệu ấy.

Hơn hai năm sau cuộc suy thoái tại các thị trường Nhật Bản, tạp chí

Time tháng 2-1992 đã đăng bài chuyên đề về Nhật Bản để dự đoán nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới có thể vượt Mỹ vào năm 2000 ra sao. Tạp chí đã dẫn
lời Yoshio Sakurauchi, chủ tịch hạ viện của Quốc hội Nhật Bản, phát biểu
rằng công nhân Mỹ lười biếng và không biết chữ, và Mỹ đang trở thành nhà
thầu phụ của Nhật Bản. Bài báo cũng dẫn ra phát hiện của chuyên gia thăm
dò dư luận William Watts cho rằng người Mỹ xếp hạng mối đe dọa kinh tế
từ Nhật Bản cao hơn các mối đe dọa quân sự từ Nga. Trong cuộc đua giành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.