QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 354

chức Tổng thống Mỹ năm đó, ứng cử viên Paul Tsongas tuyên bố: “Chiến
tranh Lạnh đã kết thúc và Nhật Bản đã chiến thắng.”

[1]

Ví dụ về Nhật Bản này là bài học thực tế với tôi về điểm khác biệt

chính yếu giữa Phố Wall và Phố Fleet (nơi tập trung các cơ sở báo chí và in
ấn ở London – ND): góc nhìn của họ về thời gian. Các nhà đầu tư chú trọng
vào tương lai, trong khi phương tiện truyền thông lại tập trung vào hiện tại.
Quan điểm của họ bất đồng vì động cơ của họ khác nhau. Các đấu thủ của
thị trường kiếm tiền bằng cách nắm bắt sớm xu hướng lớn tiếp theo, trong
khi giới truyền thông tạo thanh danh bằng cách lý giải xác đáng diễn biến
hằng ngày. Thông thường, giới truyền thông hào hứng với một xu hướng chỉ
sau khi nó đã diễn ra vài năm, và vất vả khi phải rời bỏ đề tài. Dĩ nhiên,
những làn sóng cường điệu thường gây chú ý ở các thị trường; nhưng giới
truyền thông chỉ nắm bắt được tư tưởng hiện hành, vốn phản ánh cách nghĩ
đang được đồng thuận mạnh mẽ nhất.

Ba năm sau khi trở thành một cây viết chuyên mục, tôi bước vào nghề

làm nhà đầu tư, và kể từ đó bị giằng xé thời gian giữa hai niềm đam mê: viết
lách và đầu tư. Đến năm đó, 1994, các nhà đầu tư đã chuyển sự chú ý sang
các mục tiêu mới ở châu Á – nhất là Thái Lan, Indonesia và Malaysia –
những nước dường như đã sẵn sàng đi cùng Nhật Bản trong vai trò các
cường quốc sản xuất. Giới truyền thông cũng ầm ĩ chạy theo câu chuyện
“Châu Á trỗi dậy”, khi các trang bìa tạp chí tôn vinh Mahathir Mohamad là
“nhà đại quy hoạch” và vô số bài viết tán tụng phẩm chất của các “giá trị
châu Á” như sự tằn tiện, chăm chỉ, tôn trọng lãnh đạo và tiết nghĩa với gia
đình. Cơn sốt phương tiện truyền thông tiếp diễn cho đến thời điểm các
đồng tiền và thị trường Đông Nam Á suy sụp trong cuộc khủng hoảng tài
chính 1997, khi tâm lý đột nhiên chuyển từ yêu sang ghét, theo lẽ thường
tình. Những câu chuyện hoa mỹ về các nền kinh tế “con hổ” mới mẻ được
thay bằng các tiết lộ cay nghiệt về gia sản nhiều tỷ đô-la của nhà lãnh đạo
Indonesia Suharto và gia đình ông ta, lối cho vay theo kiểu mua chuộc của
các công ty Malaysia, và nạn đầu tư thái quá của “chủ nghĩa tư bản sân golf

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.