QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 356

Elie Wiesel, tác gia và nạn nhân sống sót sau nạn diệt chủng người Do

Thái, nói rằng sự đối nghịch của tình yêu không phải là sự thù ghét, mà là sự
thờ ơ. Nhận xét này rất chí lý để hiểu về chu kỳ sốt truyền thông. Câu hỏi
đặt ra cho bất cứ nước nào: nước ấy được khắc họa ra sao bởi giới truyền
thông toàn cầu? Cuộc bùng nổ kinh tế càng kéo dài thì thành tích của nước
ấy càng tỏ ra đáng tin cậy hơn với giới truyền thông và họ càng được nồng
nhiệt đón nhận như nền kinh tế của tương lai. Tình cảm này càng thắm thiết
thì tôi càng lo sợ. Như ta đã thấy, những thời kỳ dài tăng trưởng bền vững là
hiếm hoi. Và một nền kinh tế càng bùng nổ nhanh, thời kỳ tăng trưởng
thường sẽ càng ngắn.

Rất nhiều nghiên cứu đã củng cố cho mô thức đã định hình vững chắc

này về sự thăng trầm của các quốc gia. Một trong những phiên bản nổi bật
nhất là của Credit Suisse, công trình đã biên soạn cơ sở dữ liệu ngược về
đến 1900 – nhiều hơn các công trình khác đến nửa thế kỷ. Các kết quả tái
khẳng định lý thuyết của Hobbes rằng hầu hết các thời kỳ tăng trưởng đều
rất khó duy trì. Các nền kinh tế – cả mới nổi lẫn đã phát triển – đạt được
mức tăng trưởng 6% một năm thường sẽ duy trì tốc độ đó trong bốn năm
liên tiếp, những nước tăng 8% sẽ duy trì tốc độ đó trong ba năm, và tỷ lệ
10% thường kéo dài trong hai năm.

Thông điệp của nghiên cứu này và các nghiên cứu tương tự là như

nhau: nếu một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ đi dần đến mốc năm năm, có
thể mặc nhiên giả định rằng đà tăng trưởng đã đi gần đến chỗ kết thúc. Ấy
thế mà nhiều nhà quan sát lại cho rằng sức mạnh sẽ làm nên sức mạnh.
Những lời khen ngợi họ vun vào các nền kinh tế đang ở giữa đà bùng nổ
tăng trưởng chỉ gieo mầm cho suy thoái – nó khiến cho các nhà lãnh đạo
quốc gia quá tự mãn để tiếp tục đẩy mạnh cải cách, và thu hút thêm vốn
nước ngoài vượt khả năng xoay sở của nước ấy. Khi khủng hoảng diễn ra,
tình cảm của giới truyền thông thoạt tiên chuyển sang ghét bỏ. Sự chỉ trích
của họ sau khủng hoảng thường xác đáng – mối lo về đường lối tư bản thân
hữu bị phơi bày bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là rất thực – nhưng
thời điểm để xoay chuyển vẫn còn xa. Cần thời gian để khắc phục rắc rối.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.