Hàn Quốc một viễn cảnh ảm đạm tương tự, được các nhà bình luận ở Mỹ
xem như “vực thẳm tuyệt vọng không đáy”, một nhà nước ở tuyến đầu của
Chiến tranh Lạnh mà Washington đang rót viện trợ nước ngoài với rất ít
triển vọng tạo ra bất kỳ sự chuyển biến nào về kinh tế. Các nhà tài trợ ví như
“cống rãnh” khi bàn chuyện rót tiền cho Hàn Quốc.
Những sự đánh giá này đều không ổn – sai lầm về tương lai của các
châu lục và quốc gia. Từ những năm 1970, thu nhập bình quân của châu Á
đã và đang bắt kịp với phương Tây, nhưng Mỹ Latin đã tụt hậu. Argentina
tiếp tục giậm chân tại chỗ, và Venezuela húc đầu vào tường khi giá dầu sụt
giảm trong những năm 1980. Ở châu Á, Miến Điện chùn bước thậm chí từ
trước khi chính phủ sụp đổ trong cuộc đảo chính 1962, hình thành một nhà
nước quân sự thất bại mà các tướng lĩnh sau này đổi tên thành Myanmar.
Philippines theo chân Miến Điện ba năm sau, khi quan tham Ferdinand
Marcos và người vợ tham nhũng không kém của ông ta nắm quyền. Trong
khi đó, các nước láng giềng châu Á ít được ngó ngàng của họ, dẫn đầu là
Đài Loan “vô vọng” và Hàn Quốc “cống rãnh”, đã bắt đầu cất cánh. Hai
thập niên sau đó, Trung Quốc và sau đó Ấn Độ cũng sẽ bắt đầu chuyển biến.
Lời nguyền truyền thông
Suy xét sự cường điệu là một trong những nghệ thuật dự báo, khi sự
đánh giá của ta chỉ có thể tham khảo chứ không thể được định đoạt bởi dữ
liệu, chẳng hạn như số lượt truy cập Google, số lượng tin tức báo chí hoặc
khảo sát của các kinh tế gia hàng đầu và ý kiến của giới đầu tư. Trong thời
đại Internet, không một quan điểm đơn lẻ nào mang tính chủ đạo và biểu
tượng. Sự biệt đãi đó từng diễn ra ở các trang bìa tạp chí tin tức lớn, nhưng
nhiều nhà báo của các tạp chí Mỹ từ lâu đã nhận ra bản chất trì trệ trong
nghề của mình bằng câu đùa: khi bài báo xuất hiện trên bìa của Time hay
Newsweek thì tin tức cũng đã chết.
Thậm chí khi xét đến giới nhà báo đầy cảnh giác ở những ấn phẩm ít
tiếng tăm, tôi vẫn cảm thấy câu đùa này có phần đúng, nhất là với các bài
báo kinh tế. Điều này giúp lý giải việc Newsweek đã viết một chuyên đề về
“sự xâm lược” của Sony tại Hollywood như dấu hiệu mới nhất về đà trỗi dậy