QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 372

bình sau chín năm, và “gần như luôn luôn” kết thúc bằng một cuộc suy trầm
đáng kể. Thông thường, nền kinh tế trở lại tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng
năm chỉ hơn 2%, một tỷ lệ “gần như thoái triển triệt để về trị trung bình” với
tất cả các quốc gia.

Người ta lại bỏ sót câu chuyện tích cực ở đây. Các nước nguội lạnh

trong một thập kỷ không nhất thiết sẽ nguội lạnh trong thập kỷ tiếp theo.
Trong bất kỳ chu kỳ kinh tế năm năm nào, bối cảnh cạnh tranh có thể thay
đổi hoàn toàn. Trong khi một số quốc gia đi đến đỉnh điểm về bội lạm nợ
nần, những nước khác sẽ bận rộn trang trải nợ, tự dọn đường cho một cuộc
tăng trưởng mạnh mẽ. Công nghệ mới có thể giúp các ngành công nghiệp
mới đạt lợi thế cạnh tranh. Các cuộc bầu cử mới có thể trình làng các nhà
lãnh đạo mới, theo hướng tệ hoặc tốt hơn. Sự xuất hiện trong những năm
gần đây của các nguyên thủ cải cách ở các nước, từ Ý đến Nhật Bản, đã làm
lay chuyển các chính quyền trì trệ và làm tăng cơ may kinh tế sẽ tăng trưởng
tốt hơn – không hẳn để đạt một thế kỷ của Ý hay thậm chí của Nhật Bản, mà
có lẽ để đạt được năm năm hoặc một thập niên thuận lợi. Tình hình cũng
tương tự với cả các nền kinh tế hàng nguyên liệu, vốn dĩ đang chực bùng nổ
tăng trưởng mỗi khi giá cả bắt đầu đi lên. Vào tháng 9-1998, Time đã đưa
nền kinh tế Nga đang bị tàn phá bởi khủng hoảng lên trên bìa với tiêu đề vẻn
vẹn “Cứu với!”, nhưng năm năm sau đó tăng trưởng của Nga đã tăng tốc từ
âm 5% lên 7%, khi giá dầu bắt đầu đi lên.

Tại sao đối nghịch của ái mộ lại là thờ ơ?
Một lý do cơ bản khiến các ngôi sao kinh tế thường trỗi dậy từ đám

mây mù thờ ơ của giới truyền thông là do các nền kinh tế phát triển nhanh
nhất hầu như luôn luôn nằm trong số các quốc gia nghèo, vốn có xu hướng ít
được ngó ngàng nhất. Nhiệm vụ tạo ra tăng trưởng nhanh cũng dễ dàng hơn
ở một nước nghèo, khi chỉ việc cải thiện đường sá hoặc đưa ra vài biện pháp
đơn giản khác cũng có thể thúc đẩy nền kinh tế.

Để minh hoạ ý này, tôi xét 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong

mỗi thập kỷ từ 1950 đến 2010 và thấy rằng thu nhập bình quân đầu người
của các nền kinh tế ấy tính chung cả nhóm thường đạt dưới 3.500 đô-la vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.