cộng 400.000 tư liệu tham khảo về bẫy thu nhập trung bình. Đi sâu vào mớ
tư liệu đó, người ta thấy các cảnh báo về nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung
bình với nhiều quốc gia, từ các nước nghèo như Việt Nam và Ấn Độ đến các
nước giàu hơn như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan. Khái niệm về chiếc
bẫy này rất mơ hồ và khác biệt về định nghĩa đến mức không giúp khoanh
lại được danh sách các nước dễ sa vào.
Khái niệm “bẫy thu nhập trung bình” được đặt ra bởi các nhà nghiên
cứu của Ngân hàng Thế giới vào 2007, nhưng vào tháng 9-2013 một nhóm
mới các nhà nghiên cứu tại ngân hàng này đã xét lại khái niệm ấy và tỏ ra
hoài nghi. Họ nói rằng kết quả “củng cố rất yếu về sự tồn tại” của một chiếc
bẫy như vậy và nêu ra mối nghi ngờ về việc thậm chí liệu có hợp lý để đánh
giá các nước thu nhập trung bình dựa trên yếu tố họ có đang đuổi kịp mức
thu nhập ở phương Tây hay không.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng
các nền kinh tế bị sa lầy ở nhiều mức thu nhập, chứ không chỉ ở rào cản giữa
mức thu nhập trung bình và cao. Các tác giả kết luận rằng ý tưởng về “bẫy”
là một cách định danh sai về các nền kinh tế đang suy trầm xuống tốc độ
tăng trưởng bình thường hơn, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ cần thiết để hội tụ
nhanh chóng. Một số nước như Bangladesh, Niger, El Salvador, và
Mozambique vẫn kẹt trong bẫy nghèo suốt nhiều giai đoạn của thời hậu
chiến với mức thu nhập bình quân đầu người chưa đạt đến 5% của Mỹ.
Các nước giàu cũng có thể thoái triển. Nhóm của Eichengreen đã phát
hiện ra nguy cơ suy trầm lên đến đỉnh điểm khi GDP bình quân đầu người
của một quốc gia đạt đến 75% mức của Mỹ, một mức vượt xa thu nhập
trung bình. Có rất nhiều ví dụ về các nước từng bị suy trầm kéo dài bảy năm
khi họ đã khá giàu có. Nhật Bản suy giảm mạnh khi GDP bình quân đầu
người đạt 28.000 đô-la vào 1992, Hong Kong chậm lại ở ngưỡng 27.000 đô-
la vào 1994, Singapore ở 35.000 đô-la vào 1997, Na Uy ở 43.000 đô-la vào
1998, Ireland và Anh Quốc lần lượt ở 38.000 và 32.000 đô-la vào 2003.
Những đợt suy trầm này thường rất nghiêm trọng. Tỷ lệ tăng trưởng thu
nhập bình quân của Ireland đã bùng nổ với nhịp độ hằng năm 6,6% trong
vòng bảy năm trước 2003, sau đó suy sụp xuống mức trung bình âm 1,3%