QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 369

mới bắt đầu đối phó với mối đe dọa này. Từ 2000 đến 2010, thế giới đã đầu
tư một ngàn tỷ đô-la để tăng sản lượng nguyên liệu thô, từ dầu đá phiến ở
Mỹ đến đường Brazil, và nguồn cung mới đã đẩy giá xuống. Xu hướng giá
lương thực tăng cao, đến 66% trong giai đoạn từ 2009 đến đầu 2011, chẳng
mấy chốc đã quay đầu, và giá cả đã giảm 30% trong vòng hai năm tiếp theo.

Đà giảm giá mạnh của thực phẩm và các mặt hàng nguyên liệu khác

trong thập niên hiện tại đã làm thay đổi đáng kể cảm nghĩ của giới truyền
thông toàn cầu đối với các nước như Brazil. Ở đỉnh điểm của cuộc bùng nổ
tăng trưởng kinh tế ở Brazil vào cuối 2009, tờ The Economist đã đăng bài
chuyên đề có tựa “Brazil cất cánh” với hình ảnh pho tượng Chúa Cứu thế
đang lao vút lên bầu trời Rio de Janeiro. Trong bốn năm tiếp theo, tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế của Brazil đã giảm hơn một nửa và thị trường chứng khoán
mất 50% giá trị tính theo đô-la. Cuối 2013, tờ The Economist đăng ảnh bìa
với chính bức tượng ấy nhưng Chúa đang bổ nhào xuống đất, với câu hỏi
đầy băn khoăn, “Brazil đã lỡ nhịp?”.

Luôn luôn cảnh tỉnh
Tại sao lại khó đến thế để một nền kinh tế bất kỳ duy trì sự tăng trưởng

mạnh mẽ? Một cách lý giải phổ biến là chiếc bẫy thu nhập trung bình, vốn
cho rằng một quốc gia nghèo có thể tăng trưởng đủ nhanh để bắt kịp bằng
các cải cách đơn giản như tráng nhựa đường sá nhưng sẽ khó duy trì tỷ lệ
tăng trưởng thần tốc khi chạm mức thu nhập trung bình và cần phải phát
triển các ngành công nghiệp tiên tiến hơn. Tuy nhiên, sự thật là “những
chiếc bẫy phát triển” có thể hất văng các nước ở bất kỳ mức thu nhập nào.
Các thách thức trong việc tạo ra nền công nghiệp sinh lợi – được hậu thuẫn
bởi ngân hàng, trường học và giới chức quản lý, và được tiếp sức bởi dòng
đầu tư và tín dụng ổn định – không tích tụ và đối mặt với nền kinh tế trong
một lúc. Chúng đeo bám một quốc gia đang đi lên theo từng bước tiến trên
các nấc thang phát triển.

Tuy nhiên, luận điệu thổi phồng bẫy thu nhập trung bình chỉ nổi lên từ

2010. Một nghiên cứu vào 2013 bởi kinh tế gia Barry Eichengreen ở
Berkeley và các đồng nghiệp đã lưu ý rằng khi tra cứu, Google cho ra tổng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.