QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 367

và gay gắt, đột ngột xiết lấy dòng doanh thu từ dầu mỏ, bông hoặc đường,
dẫn đến đẩy một quốc gia vào vòng khủng hoảng – nhất là nếu nước ấy cần
thu nhập nước ngoài để trả nợ nước ngoài. Một lý do của nhiều “thập kỷ mất
mát” với đà tăng trưởng yếu kém ở Mỹ Latin là hàng nguyên liệu chiếm hơn
một nửa kim ngạch xuất khẩu từ các nền kinh tế lớn nơi đây.

Ở nhiều quốc gia chính phủ sở hữu các công ty dầu mỏ, khí đốt và các

công ty hàng nguyên liệu khác có liên quan và phụ thuộc nhiều vào nguồn
thu từ các công ty này để có ngân sách hoạt động. Sự sụt giảm đột ngột của
giá hàng nguyên liệu có thể nhanh chóng đẩy chính phủ ấy vào rắc rối kinh
tế. Dầu chính thức chiếm chỉ 10% GDP của Nga nhưng chiếm đến một nửa
xuất khẩu và một phần ba nguồn thu của chính phủ, và sự sụp đổ giá dầu
vào 2014 đã đẩy nền kinh tế này vào một cuộc suy thoái sâu. Ngay trước khi
giá dầu bắt đầu lao dốc năm đó, Tổng thống Putin đã được vinh danh trên
bìa các tạp chí như “người quyền lực nhất thế giới” sau một chuỗi thành
công rành rành về chính sách đối ngoại, gồm cả cuộc sáp nhập Crimea.

[8]

Đó

là một trường hợp điển hình của sự thổi phồng đến đỉnh điểm khi một xu
hướng kết thúc: Nga đã tụt lại phía sau phương Tây về thu nhập bình quân
và cuộc suy thoái kinh tế do dầu sẽ thúc đẩy đà khủng hoảng này.

Các kịch bản tai họa lạc quan
Mặc dù vận mệnh của các nền kinh tế hàng nguyên liệu có mối liên hệ

chặt chẽ với sự biến động mạnh của giá cả, sự thổi phồng về các nước này
thường được dẫn dắt bởi tư duy tuyến tính đầy cảm xúc dựa trên kịch bản
thảm họa kiểu Malthus. Từ khi học giả người Anh Thomas Malthus lần đầu
dự đoán vào đầu thế kỷ 19 rằng đà tăng dân số toàn cầu sẽ nhanh hơn sản
lượng nông nghiệp và dẫn đến nạn đói quy mô lớn, cứ vài thập kỷ, nếu
không phải vài năm, các chuyên gia lại đưa ra các lý thuyết bi quan, bất
chấp dự báo của Malthus chưa bao giờ thành hiện thực. Ngay sau một đợt
tăng giá lương thực vào 2011, tổ chức quốc tế Oxfam đã cảnh báo rằng tốc
độ tăng trưởng sản lượng nông nghiệp chậm hơn trong bối cảnh dân số gia
tăng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Oxfam dự báo giá ngũ cốc tăng
gấp đôi trong vòng 20 năm, với hàng triệu người bị đói vào 2030. Ta có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.