QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 365

những không hội tụ, nhiều nước trong các nền kinh tế mới nổi được kháo
nhiều nhất của thập kỷ vừa qua đã suy giảm so với Mỹ. Và do tỷ lệ tăng dân
thường nhanh hơn, các nước mới nổi này đã tụt lại phía sau với tốc độ thậm
chí còn nhanh hơn nữa nếu xét về thu nhập bình quân đầu người.

Trên thị trường, tất cả các “vở tuồng Trung Quốc” – các khoản đầu tư

dựa trên tiền đề bùng nổ tăng trưởng đường thẳng theo đà tăng trưởng của
Trung Quốc – bắt đầu phơi bày từ 2011 trở đi. Tuy nhiên, không yếu tố nào
trong số này tác động được đến dư luận, kể cả quan điểm học thuật chuyên
sâu. Do có chân trong một hội đồng tại Viện Brookings với nhiều học giả
nổi tiếng vào đầu 2014, tôi sững sờ nghe họ nói về sự tăng trưởng không gì
lay chuyển được của Trung Quốc, như thể điểm quay đầu vẫn chưa xảy đến.
Tôi đã lên tiếng phản bác, nhưng phải đến khi thị trường chứng khoán
Thượng Hải sụp đổ và đồng nhân dân tệ mất giá vào giữa 2015 thì phương
tiện truyền thông chính thống toàn cầu mới bắt đầu chấp nhận sự trì trệ ở
Trung Quốc là một thực tế mới mẻ.

Sự cường điệu đặc biệt với các nền kinh tế hàng nguyên liệu
Một trong những ý tôi phản đối toàn bộ sự thổi phồng về BRIC trong

suốt thập kỷ vừa qua là cụm từ theo lối “vơ đũa cả nắm” này đã không phân
biệt giữa các nền kinh tế sản xuất, vốn dĩ tăng trưởng bằng cách chế tạo
hàng hóa, như Trung Quốc, và các nền kinh tế hàng nguyên liệu, vốn đi lên
bằng cách rút khoáng sản lên từ lòng đất. Một nước như Nga, xuất khẩu chủ
yếu dầu mỏ, hoặc như Brazil, xuất khẩu quặng sắt và ngũ cốc, thường tăng
trưởng mạnh nhưng cũng suy giảm nghiêm trọng cùng với đà biến động giá
cả toàn cầu đối với mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu chính của họ. Dò theo
câu chuyện này ngược về năm thập kỷ, tôi đã thấy một mối liên hệ rõ rệt
giữa sự biến động giá cả hàng nguyên liệu và số lượng các nước tăng trưởng
với tốc độ ào ạt, ít nhất tạm thời.

Trong mỗi thập kỷ kể từ 1970, số lượng các nước hội tụ nhanh chóng

về thu nhập bình quân với các nước phương Tây dao động dữ dội theo giá
hàng nguyên liệu. Vào những năm 1970, khi chỉ số giá hàng nguyên liệu
tăng 160%, 28 quốc gia đã hội tụ nhanh chóng.

*

Nhưng khi chỉ số giá hàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.