mại gia tăng quét qua thế giới mới nổi: trong mười năm tiếp theo, 80% các
nền kinh tế mới nổi tăng trưởng đủ nhanh để có mức thu nhập bình quân đầu
người tăng lên so với Mỹ.
Không có gì lạ khi làn sóng cường điệu về các nền kinh tế mới nổi bắt
đầu tăng vọt. Giai đoạn năm năm từ 2005 đến 2010 có mức tăng trưởng
mạnh đến gần như kỳ quặc. Trong số 110 quốc gia mới nổi trong Bảng Penn,
chỉ mỗi ba quốc gia lùi bước so với Mỹ về thu nhập bình quân, trong khi
107 quốc gia – tức 97% của tổng số – đều tiến. Điều này là chưa từng có. Ba
nước tụt lại phía sau Mỹ là Niger, Eritrea và Jamaica – đều là các nền kinh tế
nhỏ. Dường như tuyệt đại đa số thế giới mới nổi đều đang đi lên.
Thật hết sức bất hợp lý nếu giả định rằng có thể duy trì sự tăng trưởng
cao, đồng bộ như vậy trong nhiều thập kỷ. Để một quốc gia đạt được sự hội
tụ đã là khó. Trong nửa thế kỷ qua, theo một nghiên cứu năm 2012 của Ngân
hàng Thế giới, chỉ 13 quốc gia mới nổi chèo lái được để trỗi dậy từ nhóm
nghèo hoặc trung bình và gia nhập nhóm có thu nhập cao. Theo một số chỉ
số, Hàn Quốc đã đạt đến ngưỡng cửa của địa vị thế giới phát triển, và Cộng
hòa Séc và Ba Lan còn cách không xa. Kịch bản đại hội tụ ngụ ý rằng, trong
vài thập kỷ, rất nhiều quốc gia sẽ thực hiện bước nhảy vọt từ nhóm nghèo
hoặc trung bình lên nhóm giàu, đến mức sự khác biệt đẳng cấp giữa các
quốc gia sẽ bắt đầu lu mờ. Viễn cảnh về một thế giới tràn ngập các quốc gia
thuộc tầng lớp trung lưu sung túc cũng không tưởng như một thế giới không
có người nghèo, và cũng có xác suất hệt như vậy.
Hóa ra, năm 2010 báo hiệu sự kết thúc của một giai đoạn ngắn tăng
trưởng siêu nhanh với nhiều quốc gia, chứ không phải điểm khởi đầu của sự
thịnh vượng chung. Cuối năm đó, tăng trưởng bắt đầu chậm lại ở thế giới
mới nổi khi các dòng vốn toàn cầu và thương mại lắng xuống, và giá hàng
nguyên liệu bắt đầu suy yếu. Đến giữa thập kỷ này, tỷ lệ tăng trưởng trung
bình ở các nước mới nổi đã giảm từ mức đỉnh điểm 7,5% vào 2010 xuống
mức trung bình dài hạn 4%, và vào khoảng 2% nếu không có Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình đó, và nhanh hơn nhiều
so với các nền kinh tế khập khiễng như Nga, Brazil và Nam Phi. Chẳng