QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 363

Cường điệu tập thể
Những đợt tăng trưởng mạnh mẽ lâu dài, như ta đã thấy, là chuyện bất

khả ở bất kỳ quốc gia nào, và thậm chí còn mông lung hơn nữa với một số
nước. Chân lý cơ bản này đã không giúp làm dịu làn sóng cường điệu trong
thập kỷ qua. Một số lực tác động hợp lại sau 2002 đã giúp kích hoạt một
cuộc bùng nổ tăng trưởng trong thế giới mới nổi, khiến tỷ lệ tăng trưởng
tăng gấp đôi trong năm năm tiếp theo để đạt đến mức trung bình hơn 7% với
hơn 150 quốc gia được IMF theo dõi. Các nhà dự báo đã sớm dự đoán rằng
các nền kinh tế mới nổi lớn nhất – Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – sẽ
tăng trưởng theo tốc độ nóng, với thu nhập bình quân rốt cục sẽ bắt kịp với
các nước phát triển.

Chính từ đó đã phát sinh ý niệm huyền hoặc về đại “hội tụ”, một sự san

bằng thu nhập trên toàn thế giới. Kịch bản này hết sức lý thú với tất cả mọi
thành phần công chúng, từ các tổ chức NGO hoạt động vì người nghèo, đến
các nhà đầu tư toàn cầu đang hy vọng khai thác các thị trường mới nổi, cho
đến các học giả muốn nhận diện sự chuyển biến lớn kế tiếp trong cán cân
quyền lực toàn cầu. Không ít nhà quan sát cho rằng sự trỗi dậy của các quốc
gia mới nổi sẽ sớm kết liễu thế thống trị toàn cầu của Mỹ, một luận điểm
nghe khá hợp lý sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Hai năm sau, nền
kinh tế Mỹ tăng trưởng với một tốc độ èo uột, và các nền kinh tế mới nổi do
Trung Quốc dẫn đầu đã tăng trưởng nhanh gấp ba lần.

Lợi thế tăng trưởng ngày càng cách biệt của các nước mới nổi đã nuôi

dưỡng huyền thoại về sự đại hội tụ, ít nhất trong một thời gian. Điều hầu
như đã không được chú ý là mức độ lạc quan bất thường của thập kỷ từ 2000
đến 2010 với các nước mới nổi. Trong mỗi thập kỷ trước đó ngược về đến
1960, thu nhập bình quân của hầu hết các quốc gia mới nổi đều giảm so với
Mỹ. Trong 110 quốc gia mới nổi trong Bảng Penn Toàn cầu đầy chuẩn xác,
nguồn lưu trữ dữ liệu tăng trưởng của mỗi quốc gia, không quá 45% bắt kịp
Mỹ trong một thập kỷ bất kỳ trước 2000, thậm chí cả trong những năm 1970
bùng nổ hàng nguyên liệu. Toàn bộ bối cảnh đó đã thay đổi sau 2000, khi tác
động của tiền dễ vay, giá cả hàng nguyên liệu gia tăng và các dòng thương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.