QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 362

Mặc dù kinh tế học đã bị sử gia thế kỷ 19 Thomas Carlyle cười nhạo là

“khoa học ảm đạm”, thực tế nó lại ngập trong “thiên kiến lạc quan”. Tinh
thần hồ hởi thâm căn cố đế này lộ rõ qua sự miễn cưỡng bấy lâu nay của
IMF trong việc dự báo suy thoái. Trong một nghiên cứu về các dự báo kinh
tế thường niên của IMF cho 189 quốc gia từ 1999 đến 2014, tạp chí The
Economist tìm thấy 220 trường hợp mà một nền kinh tế tăng trưởng năm
này nhưng suy giảm năm sau. Tuy nhiên, trong dự báo vào tháng 4 của họ
dành cho năm sau, IMF không một lần nhìn thấy sự suy giảm này sắp xảy
đến. Thậm chí nếu chọn số ngẫu nhiên từ hai đến 10 người ta còn có kết quả
chính xác hơn, tạp chí kết luận.

[6]

Và xu hướng này hầu như không giới hạn ở

IMF: Hầu hết các nhà kinh tế có xu hướng thay đổi dự báo của họ theo gia
lượng nhỏ, và do đó bỏ lỡ những thay đổi lớn. Chẳng hạn, chi nhánh
Philadelphia của Fed tiến hành khảo sát hằng quý với khoảng 50 nhà dự báo
hàng đầu, và vào đầu 2008, trong khi nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc Đại suy
thoái đã bắt đầu, gồm cả một vụ sụt giảm trong thị trường chứng khoán, họ
bắt đầu chỉnh lại dự báo theo hướng giảm, theo cách gia giảm thông thường.
Mức dự đoán trung bình của họ về tăng trưởng năm 2008 ở Mỹ là 1,8%; chỉ
mỗi hai người dự đoán mức tăng trưởng dưới 1%, và không ai dự đoán tăng
trưởng âm trong năm ấy. Giờ đây chúng ta biết cuộc Đại suy thoái đã bắt
đầu vào 2007.

Tôi ngờ rằng IMF và Ngân hàng Thế giới có một lý do đặc biệt để thiên

vị lạc quan: nhiều nước trong số những quốc gia mà họ đưa ra dự báo thực
chất cũng là khách hàng của họ. Giới tinh hoa chính trị ở các nước này sẽ
phật lòng với những lời đánh giá trung thực một cách tàn nhẫn về triển vọng
kinh tế của nước họ. Tôi thấy áp lực tương tự cũng đè nặng lên nhiều kinh tế
gia độc lập, nhất là các quốc gia mới nổi đã tăng trưởng đông đảo trong
những năm gần đây. Một nhà kinh tế bức xúc thuộc một ngân hàng đầu tư
lớn gần đây đã đến nói chuyện với tôi về Trung Quốc, và ông đang mang
tâm trạng “trên đe dưới búa”. Ông phàn nàn rằng nếu mình chất vấn về tỷ lệ
tăng trưởng 7% mà chính phủ Trung Quốc đang công bố, ông sẽ được nghe
Bắc Kinh quở trách đầy tai; nhưng nếu không nghi vấn những số liệu công
bố đó, ông sẽ phải nghe chất vấn từ các nhà đầu tư.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.