QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 385

hiệp ước và xây dựng hải cảng, sân bay và các kênh thương mại khác. Mặc
dù hiệp định này có triển vọng không rõ ràng do không khí chính trị đang
xoay chuyển theo hướng chống tự do thương mại, TPP có thể làm tăng tốc
những lợi thế gần đây của Mỹ, nơi mà trong năm năm qua, tỷ trọng thương
mại trong GDP đã tăng từ 19% lên 24%. Tuy nhiên, trong tương lai gần,
những lợi ích này sẽ bị giới hạn bởi xu hướng giải toàn cầu hóa đang gia
tăng: trong nửa cuối 2015, trên toàn thế giới, tỷ lệ tăng trưởng thương mại
đã chuyển sang âm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nhìn chung, triển vọng của Mỹ trông vẫn tương đối tốt so với các nước

đang phát triển khác, nhưng đã chuyển biến hơi chút rối rắm trong những
tháng gần đây. Quy luật nhà máy trước tiên phát biểu rằng dòng đầu tư mạnh
mẽ là một lợi thế lớn, nhất là nếu nó rót vào các ngành sinh lợi như công
nghệ và, trên hết, sản xuất. Về khía cạnh này, hàng tỷ đô-la rót vào các
doanh nghiệp Mỹ hoạt động trong công nghệ quả là một cuộc bội lạm đầu tư
rất hữu ích, thúc đẩy sự trỗi dậy của các phương pháp mới khai thác dầu và
khí đốt từ đá phiến và của các công ty phần mềm và Internet hàng đầu thế
giới ở nước này. Đến 2015, 10 công ty hàng đầu trên thế giới, tính theo giá
trị thị trường chứng khoán, đều có trụ sở tại Mỹ – lần đầu tiên điều này xảy
ra kể từ 2002. Nhóm công ty Mỹ thống lĩnh này do Apple dẫn đầu và bao
gồm Facebook, Amazon, Netflix và Google, khiến người ta nảy ra cụm từ
viết tắt thời thượng “FANG” để chỉ họ.

Đến đây ta thấy quy luật cường điệu phát huy vai trò; mức độ đưa tin

tán tụng của giới truyền thông toàn cầu thường đạt đến đỉnh điểm khi một
quốc gia đi vào giai đoạn cuối của cuộc bùng nổ tăng trưởng, rồi lao dốc
nghiệt ngã khi khủng hoảng ập đến, và hoàn toàn phai mờ khi đã sẵn sàng
trỗi dậy trở lại. Câu chuyện về các công ty công nghệ Mỹ đang chiếm lĩnh
tin tức kinh doanh toàn cầu, và bốn công ty FANG hợp lại giờ đây có tổng
giá trị vốn hóa thị trường lên đến khoảng một ngàn tỷ đô-la, hơn cả toàn bộ
giá trị của các thị trường chứng khoán ở Brazil và Nga và chỉ kém một chút
so với Ấn Độ. Các nước thành viên nòng cốt của khối BRIC đã được thổi
phồng trong thập kỷ qua như sự kiện trọng đại đang đến, nhưng trong thập
kỷ này thị trường của họ hầu hết đã sụp đổ do kinh tế suy trầm. Cơn sốt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.