QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 407

mua tài sản và đẩy giá bất động sản lên đến mức gần bong bóng ở khắp nơi
từ San Francisco tới London. Hai nhà phát triển địa ốc lớn nhất của Úc cho
biết 40% người mua của họ là giới đầu cơ và ba phần tư các nhà đầu cơ là
người Trung Quốc, mà một số đi du lịch theo tour trọn gói để sắm ngôi nhà
thứ hai ngoài Trung Quốc. Con đường phát triển kinh tế của Trung Quốc đã
đến lúc trông giống một quả bóng bàn đang rơi xuống các bậc thang, mà mỗi
khi chính phủ đưa ra các biện pháp kích thích mới thì lại ngóc lên, rồi tiếp
tục rơi xuống các bậc thấp hơn. Nếu có một dấu hiệu tốt cho Trung Quốc thì
đó là giới truyền thông toàn cầu giờ đây đang theo sát câu chuyện này và
nghi vấn liệu nền kinh tế này có đang “hạ cánh cứng”. Theo một số ước tính,
Trung Quốc tăng trưởng với tỷ lệ dưới 4% vào 2015, mà dân chúng cảm
thấy như một cuộc suy thoái sau nhiều năm tăng trưởng hai chữ số, cho nên
tôi sẽ phản biện rằng nền kinh tế đã hạ cánh cứng rồi. Câu hỏi đặt ra là liệu
nó có rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính dạng nào đó, có thể dưới dạng
bùng vỡ bong bóng thị trường trái phiếu, hoặc khủng hoảng tiền tệ nếu cuộc
thoái vốn ào ạt dẫn đến sự sụp đổ giá trị của đồng nhân dân tệ. Cho dù có
khủng hoảng hay không, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
hiện nay được xếp vào hàng những nước tệ nhất trong thế giới mới nổi.

Tác động từ sự hạ cánh cứng của Trung Quốc đang được cảm nhận trên

toàn thế giới, bởi Trung Quốc trong thập kỷ này đã soán ngôi của Mỹ trong
vai trò người thúc đẩy chính đà tăng trưởng toàn cầu. 44 quốc gia hiện nay
dựa vào Trung Quốc như thị trường xuất khẩu chính, tăng gấp bốn lần kể từ
2004, so với 31 nước dựa chủ yếu vào Mỹ. Hiện nay mỗi mức suy giảm 1%
của nền kinh tế của Trung Quốc dẫn đến suy giảm tăng trưởng GDP toàn
cầu gần nửa điểm phần trăm, mà các thị trường mới nổi gánh hậu quả chủ
yếu.

Các nước xuất khẩu hàng nguyên liệu nằm trong số bị tác động mạnh

nhất, theo sau là các láng giềng kế cận, Đài Loan và Hàn Quốc, vốn không
chỉ giao thương mật thiết với Trung Quốc mà còn có một mạng lưới đầu tư
phức tạp vào các nhà máy ở nước này. Tuy nhiên, cả hai nơi này đều chưa
gặp rắc rối. Tăng trưởng tín dụng vẫn ổn định ở Đài Loan, và các ngân hàng
vẫn dồi dào tiền gửi. Hàn Quốc vẫn tiếp tục tỏa sáng theo quy luật nhà máy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.