QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 414

chế các lợi ích dành cho những người tị nạn. Sự phẫn nộ của công chúng về
tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo đang gia tăng – London là lãnh địa của
80 tỷ phú, một trong những nơi có mật độ cao nhất trên thế giới – đã đẩy
Đảng Lao động sang cực tả. Tình hình này cũng gây ra áp lực buộc chính
phủ bảo thủ phải xem xét can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế, chẳng hạn
bằng cách áp các quy định mới với các ngân hàng toàn cầu.

Trong khi đó các nền kinh tế nội địa ở Anh đang có dấu hiệu thái quá:

giá bất động sản đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, nhanh hơn gấp hai lần
lương. Có vô số câu chuyện về sinh viên từ Trung Quốc và Nga đến thuê
căn hộ ở London với mức giá hằng tháng cao hơn mức thu nhập trung bình
hằng năm ở Anh. Mặc dù lạm phát giá tiêu dùng thì thấp, giá nhà và các tài
sản khác dấy lên những mối quan ngại nghiêm trọng về lạm phát. Đồng
bảng Anh cho cảm giác đắt tại một thời điểm mà đồng euro cho cảm giác rẻ,
càng làm thui chột khả năng cạnh tranh của Anh. Tuy nhiên, có những quy
luật mà Anh tỏ ra thuận lợi. Các công ty và hộ gia đình của nước này đã cắt
giảm mạnh các khoản nợ tư nhân, giảm 33 điểm phần trăm tỷ trọng so với
GDP kể từ 2010. Các mối quan hệ thương mại rất vững mạnh, và nước này
đạt điểm tương đối tốt về quy luật nhân sự. Mức tăng trưởng dân số của Anh
thuộc hàng vững chắc với một quốc gia giàu có, và nước này có sức hút với
di dân kinh tế (mặc dù đóng chặt cửa với người tị nạn chiến tranh). Nhìn
chung, triển vọng tăng trưởng của Anh vào khoảng trung bình.

Xu thế phản ứng chính trị chống lại nhà cầm quyền đương nhiệm trên

toàn cầu cũng đang hoành hành ở châu Âu, gây sức ép buộc các chính phủ
can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế và đóng cửa biên giới. Sự trỗi dậy mà
khắp nơi e ngại của các đảng cực đoan cánh hữu và cánh tả đã không lật đổ
nhà lãnh đạo ở bất kỳ nước lớn nào trong 2015. Phe trung lập vẫn nắm
quyền. Châu Âu về tổng thể, với tỷ lệ tăng trưởng vào khoảng 1,5% và lạm
phát được kiểm soát, không phải là một lục địa chín muồi để chủ nghĩa cực
đoan cánh hữu chiếm lĩnh như nhiều người lo sợ. Các đảng cầm quyền ở
Anh và Pháp đều vượt qua thách thức từ các đảng ngoài lề trong bầu cử. Tuy
nhiên, sự nổi lên của các đảng dân túy đã buộc các nước như Ý, Bồ Đào Nha
và Tây Ban Nha phải nới lỏng cải cách.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.