cư đang giảm. Di dân hiện làm tăng 0,7% dân số mỗi năm, giảm một nửa kể
từ 2008, do tình hình khó khăn trong các ngành hàng nguyên liệu làm cạn
kiệt cơ hội việc làm.
Cũng như nhiều nền kinh tế mới nổi, Úc đã sa vào cuộc bùng nổ giá
hàng nguyên liệu. Khi nợ gia tăng trong những năm gần đây, Úc đã đầu tư
rất nhiều, nhưng chủ yếu vào bất động sản và các ngành hàng nguyên liệu
như quặng sắt, chứ không phải nhà máy trước tiên. Người Úc vay rất nhiều
để mua cổ phiếu và nhà ở, đẩy giá nhà lên hơn 50% từ 2010 đến 2014, mức
tăng cao nhất trong các nước phát triển trong cùng thời gian. Đà tăng giá này
lại được tiếp sức bởi những tour trọn gói dành cho dân Trung Quốc đi mua
sắm bất động sản ở nước ngoài. Như quy luật giá củ hành đã cho thấy, lạm
phát giá tiêu dùng không phải là loại lạm phát duy nhất hệ trọng, bởi vì có
mối liên hệ ngày càng mật thiết giữa nạn lạm phát ào ạt giá bất động sản và
sự bùng vỡ kinh tế. Vào 2015, đầu tư vào bất động sản chiếm tới hơn 5%
GDP của Úc, một mức độ mà trước đây thường báo hiệu bong bóng.
Trong những năm bùng nổ tăng trưởng ở Úc, mức lương tăng mạnh kéo
theo giá trị của đồng đô-la Úc, làm suy giảm tính cạnh tranh của nền sản
xuất với số ít nhà máy còn lại. Lĩnh vực sản xuất èo uột chỉ chiếm 8% GDP,
mức thấp nhất đối với một nước lớn đã phát triển, và mức này cũng đang
suy giảm. Vào 2013 và 2014, Ford, GM và Toyota tuyên bố họ sắp ngưng
sản xuất xe ô-tô ở Úc, do chi phí cao và theo kế hoạch hiện thời của họ thì
ngành ô-tô có thể chết ở Úc vào 2017. Trong khi đó, ngành công nghiệp xe
ô-tô lại hưng thịnh ở các nơi khác. Trong cùng kỳ, Ford và Nissan đã noi
theo các động thái trước đó của Renault và Volkswagen mở rộng hoạt động
sản xuất ở châu Âu, đặc biệt ở Tây Ban Nha.
Châu Âu
Các cường quốc lớn nhất châu Âu có triển vọng trái nghịch nhau, khi
Đức trông khá ổn, Anh vào khoảng trung bình và Pháp thật tệ hại. Đức tiếp
tục tăng tiến phần lớn dựa vào sức mạnh của các cải cách Hartz khởi sự hồi
2002 giúp giảm chi phí nhân công và khiến nền xuất khẩu trở nên cạnh tranh
hơn. Từ khi Angela Merkel trở thành Thủ tướng vào 2005, đóng góp chính