QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 413

của bà là duy trì được đà này. Ngân sách chính phủ đang cân bằng, lạm phát
ổn định, và Đức về tổng thể vẫn tránh được một cơn sốt tín dụng sau 2008.
Kết quả là một mạng lưới ngân hàng ít có mối liên kết lỏng lẻo, tập trung ở
các hệ thống Landesbanken cấp tỉnh, nhưng không có vấn đề hệ thống và
tương đối ít các khoản nợ xấu. Trong khi đó, một dòng đầu tư ổn định liên
tục tiếp sức cho guồng máy xuất khẩu vượt trội.

Đức đã tự biến mình thành trung tâm địa lý của nền sản xuất châu Âu,

với mạng lưới cung ứng lan tỏa vào các thị trường lao động chi phí thấp của
Đông Âu. Tầng lớp tỷ phú của nước này kiểm soát của cải đồ sộ nhưng làm
giàu phần lớn từ các ngành sản xuất vốn thường tạo ra công ăn việc làm dồi
dào và ít có nguy cơ gây ra sự phản kháng chính trị bất lợi đối với tăng
trưởng.

Các tỷ phú bất hảo trong các ngành dễ tham nhũng kiểm soát chỉ 1%

của cải tỷ phú. Tuy nhiên, thời khắc êm ả nhất của bà Merkel có lẽ đã trôi
qua; bà đã chọi lại phản ứng của cánh hữu chống lại hơn cả triệu người tỵ
nạn tràn vào châu Âu vào 2015 và làm cho Đức mở rộng cửa hơn bất kỳ
quốc gia nào trên thế giới. Đó chính là điều Đức cần để trẻ hóa lực lượng lao
động và đạt điểm số tích cực theo quy luật về nhân lực. Cuộc tranh cãi hệ
lụy làm giảm cơ may tại nhiệm nhiệm kỳ thứ tư vào 2017 của bà Merkel,
nhưng điều đó không nhất thiết là xấu với Đức. Theo quy luật chu trình sinh
tử, thay thế một nhà lãnh đạo lâu năm bằng một nhà lãnh đạo mới thường là
yếu tố thuận lợi.

Đức chắc chắn trông vững hơn Anh, nước dường như đang phát triển

thành phiên bản cỡ lớn của Singapore, một nền kinh tế quốc đảo dựa trên
dịch vụ. Sự tăng trưởng được thúc đẩy phần lớn nhờ các ngành dịch vụ tài
chính ở London, vốn chiếm 20% nền kinh tế. Sản xuất chiếm 9% GDP ở
Anh, thấp thứ hai trong số các nền kinh tế lớn phát triển sau Úc, nhưng
không có sự thúc đẩy tiềm tàng từ nguồn tài nguyên phong phú. Vào năm
2016, nước này có một xu thế lan rộng về việc chuyển sang hướng nội, khi
chính phủ của Thủ tướng David Cameron cam kết tổ chức trưng cầu dân ý
xem liệu Anh có nên rời khỏi Liên minh Châu Âu, một phần cũng nhằm hạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.