Một trong những sự dịch chuyển mạnh mẽ nhất đã xảy đến ở Tây Ban
Nha, nước năm ngoái đã rơi từ tốp trên của thế giới phát triển xuống hàng
trung bình. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu tác động
mạnh đến châu Âu vào 2010, Tây Ban Nha là một trong những nước kẹt
trong nợ nần rất lớn và buộc phải cải cách. Mặt tích cực của quy luật nợ nần
là sự sụt giảm lớn về tỷ lệ nợ so với GDP có thể dọn đường cho một quốc
gia bước vào đợt cho vay và tăng trưởng mới, và trong năm năm từ 2011 đến
2015, nợ tư nhân so với GDP đã giảm 30 điểm phần trăm ở Tây Ban Nha,
một trong những mức sụt giảm quyết liệt nhất ở các nước phát triển. Tiền
lương và chi phí nhân công cũng giảm khi người Tây Ban Nha trả bớt nợ.
Trong thời gian này, khi các nhà sản xuất toàn cầu mở rộng nhà máy ở Tây
Ban Nha, đây là một trong số ít các nước phát triển có tỷ trọng gia tăng
trong kim ngạch sản xuất xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, đến năm ngoái,
chính phủ trung hữu của Mariano Rajoy đã mất hầu hết nhiệt huyết cải cách,
và rồi trong cuộc bầu cử tháng 12-2015 đã mất thế đa số và ảnh hưởng trong
quốc hội. Lúng túng về hướng đi, tiến bộ của Tây Ban Nha giờ đây dựa vào
đà cải cách trong quá khứ, và triển vọng của nước này đã trôi đi.
Pháp cũng đang trên đà đi xuống xét theo các quy luật này, đặc biệt về
hiểm họa từ chính phủ. Hiện là chính phủ cồng kềnh nhất trên thế giới, chi
tiêu cho guồng máy đã tăng từ 51% GDP vào 2000 lên 57% vào 2015, và
những cải cách do chính phủ đề xuất nhằm cắt giảm thói nhũng nhiễu và
quan liêu hầu hết chỉ là các biện pháp nửa vời. Chẳng hạn, chính phủ dự
định dỡ bỏ một quy định cấm các cửa hàng bán lẻ mở cửa ngày chủ nhật, mà
chỉ được mở 12 ngày chủ nhật một năm. Cùng với Ý, Pháp đã và đang mất
đi khả năng cạnh tranh và có mức chi phí nhân công tăng 5% kể từ 2010.
Pháp cũng là một trong những nước phát triển có mức gia tăng nợ lớn nhất
trong thời kỳ Hậu khủng hoảng, với nợ tư nhân so với GDP tăng 16 điểm
phần trăm trong năm năm qua.
Mặc dù có đông kiều dân nước ngoài, Pháp chật vật để hòa nhập những
người Hồi giáo sinh sống ở các đô thị trong nước, và mối quan hệ này đã trở
nên căng thẳng hơn vào cuối 2015 sau các cuộc tấn công chết người ở Paris
bởi các tay súng tuyên bố trung thành với Nhà nước Hồi giáo. Trong tình