QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 42

Ở vài quốc gia đông dân khác, dân số trong độ tuổi lao động đang tăng

trưởng với tỷ lệ gần hoặc trên 2%, gồm Philippines và một số nước mới nổi
với nền kinh tế quá nhỏ để lọt vào nhóm 20 nước đứng đầu, như Kenya,
Nigeria, Pakistan, và Bangladesh. Dân số các nước này cũng được dự báo
tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ tiếp theo, vì vậy họ có lợi thế
về nhân khẩu học trong cuộc cạnh tranh. Với họ, bí quyết là phải tránh rơi
vào bẫy ngộ nhận về “lợi tức nhân khẩu”, tức quan niệm cho rằng sự tăng
tưởng dân số sẽ tự động mang lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nó
chỉ mang lại điều đó khi các nhà lãnh đạo chính trị tạo ra các điều kiện kinh
tế cần thiết để thu hút đầu tư và tạo ra việc làm. Trong thập niên 1960 và
1970, việc dân số tăng nhanh ở châu Phi, Trung Quốc và Ấn Độ đã dẫn tới
nạn đói, tỷ lệ thất nghiệp cao và nội chiến. Sự tăng trưởng dân số nhanh
thường là một điều kiện tiên quyết cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng
nó không bao giờ đảm bảo sẽ có sự tăng trưởng nhanh.

Ở hầu hết các nước, trước những năm 2000, tỷ lệ tăng trưởng dân số

cao là bình thường nhưng thường không dẫn đến một phép mầu kinh tế.
Trong nghiên cứu của tôi, hơn 60% trong số 698 trường hợp này có tỷ lệ
tăng dân số trong độ tuổi lao động hơn 2%, nhưng chỉ một phần tư số đó đạt
được phép mầu kinh tế hoặc có được tỷ lệ tăng trưởng bình quân 6% hoặc
hơn trong cùng thập kỷ.

Các quốc gia mà sự bùng nổ dân số không mang lại phép mầu kinh tế

bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt các thập kỷ từ 1960 đến 2000, và
Philippines trong suốt các thập kỷ từ 1960 đến 2010. Ngày nay thậm chí cả
Kenya cũng không thể giả định rằng tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng đầu thế
giới của họ – dự kiến ở mức 3% từ 2015 đến 2020 – sẽ mặc nhiên biến nước
này thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Thế giới Ả Rập cho ta một bài học cảnh báo. Tại đó từ 1985 đến năm

2005, dân số trong độ tuổi lao động tăng trưởng với tỷ lệ trung bình hằng
năm hơn 3%, tức nhanh gần gấp đôi so với các nước khác trên thế giới. Tuy
nhiên, chẳng có thặng dư kinh tế gì cả. Đầu những năm 2010, nhiều nước Ả
Rập gánh chịu tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ cực kỳ cao: hơn 40% ở Iraq và hơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.