nay đối nghịch với Nam Á: Nó là tiểu vùng duy nhất trên thế giới mà tất cả
các nền kinh tế có nguy cơ giảm tốc trong những năm tới.
Châu Phi
Bàn về các quốc gia mới nổi theo nhóm đông đảo là điều không hề hợp
lý, và châu Phi có 53 quốc gia với hai phần ba có dân số dưới 20 triệu và
gần một nửa có nền kinh tế tạo ra chưa đến 10 tỷ đô-la GDP mỗi năm. Quy
mô kinh tế ấy chỉ bằng một phần ba của tiểu bang Vermont. Ngoại trừ một
vài ngoại lệ, đặc biệt là Nam Phi, các nước này thiếu các định chế phát triển
tốt, cho ra số liệu thống kê rất lốm đốm và rất khó để các nhà phân tích bên
ngoài nắm bắt một cách chính xác. Nhưng các xu hướng có thể đo lường
được đang chuyển biến theo chiều hướng xấu. Số nền kinh tế châu Phi tăng
trưởng nhanh hơn 6% đã giảm từ 22 vào 2010 xuống chín vào 2015. Số
nước bị lạm phát cao hơn 10% đã tăng từ bốn lên 10.
Nhiều nền kinh tế châu Phi đang kẹt trong sự trồi sụt của giá cả hàng
nguyên liệu: trong những năm bùng nổ tăng trưởng họ đã không đầu tư lợi
tức vào các ngành công nghiệp mới. Khi giá hàng nguyên liệu bắt đầu giảm
vào 2011, các đồng nội tệ suy sụp nhưng do không có các ngành công
nghiệp vững chắc nên đồng tiền giá rẻ chẳng giúp được gì nhiều để đẩy
mạnh xuất khẩu. Thay vào đó, đồng tiền mất giá khiến càng khó hoàn trả
cho nước ngoài các khoản nợ mà nhiều nước đã chồng chất trong lúc khấm
khá.
Nam Phi, nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Phi sau Nigeria, kiêm một
nước xuất khẩu lớn hàng nguyên liệu như vàng, kim cương và quặng sắt,
cũng có các vấn đề về đầu tư yếu kém, đồng tiền mất giá, đảng cầm quyền
cố vị và chính phủ ưa can thiệp, hệt như các nền kinh tế hàng nguyên liệu
Nga và Brazil. Tổng thống Jacob Zuma gần đây đã thay đổi Bộ trưởng Tài
chính hai lần trong một tuần, nhằm tìm kiếm một người ủng hộ các dự án chi
tiêu đầy tham vọng của ông mà không gây hoảng loạn cho thị trường. Tuy
nhiên, trái ngược với các nước đồng đẳng về kinh tế hàng nguyên liệu, Nam
Phi có các tổ chức tài chính vững mạnh một cách khác thường và các ngân