lạc hậu đáng kinh ngạc. Ở bang Bihar tại Ấn Độ, trong tổng dân số 100 triệu
người, chỉ có 2% phụ nữ làm các công việc chính thức và được xem như
thuộc lực lượng lao động.
Rào cản văn hóa là có thật nhưng không phải không thể vượt qua. Mỹ
Latin, nơi có tiếng dung dưỡng một số nền văn hóa nổi trội về nam tính nhất
trên thế giới, cũng đang có những bước tiến nhanh chóng để đưa phụ nữ vào
lực lượng lao động. Từ 1990 đến 2013 chỉ có năm nước đạt mức tăng tỷ lệ
nữ tham gia lực lượng lao động trên 10%, và tất cả đều là các nước Latin.
Đứng đầu là Colombia, nơi tỷ lệ phụ nữ trưởng thành tham gia lực lượng lao
động tăng đến 26 điểm phần trăm, theo sau là Peru, Chile, Brazil và Mexico.
Các lý do dẫn đến sự bùng nổ tăng trưởng này thì phức tạp, nhưng một
trong số đó là hệ thống giáo dục Latin đã mở cửa cho phụ nữ; ở Colombia,
Profamilia, một tập đoàn tư nhân được thành lập vào những năm 1970 bởi
các phụ nữ giàu có, đã đóng một vai trò quan trọng. Profamilia đối đầu với
Giáo hội Thiên Chúa giáo đầy quyền lực và vận động cho sự phổ biến rộng
rãi các biện pháp tránh thai, để phụ nữ có quyền trì hoãn việc sinh con hầu
ưu tiên cho sự nghiệp. Tỷ lệ sinh sản đã giảm mạnh, trong khi tỷ lệ nữ tham
gia lực lượng lao động tăng vọt. Ở nhiều nước, tất cả những gì các nhà lãnh
đạo cần làm để gặt hái thành quả kinh tế từ phụ nữ đi làm là dỡ bỏ các hạn
chế hiện có, vốn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cung cấp dịch vụ chăm
sóc trẻ đầy tốn kém hoặc cho bố mẹ nghỉ phép chăm con.
Văn hóa không thay đổi ngay lập tức, nhưng luật thì có thể. IMF nói
rằng khi các nước cho phụ nữ quyền mở tài khoản ngân hàng, tỷ lệ nữ tham
gia lực lượng lao động tăng đáng kể trong bảy năm tiếp theo.
nguồn nhân tài nữ giới chưa được khai thác vẫn còn đồ sộ. Nhiều quốc gia
đang bắt đầu nhận ra họ có lợi đến mức nào khi khích lệ phụ nữ đi làm.
Những nước có lợi nhiều nhất có thể chính là các nước gặp vấn đề tệ hại
nhất về lão hóa và có tỷ lệ phụ nữ tham gia thấp nhất, gồm Nhật Bản và Hàn
Quốc. Ở Mỹ, phụ nữ tham gia lực lượng lao động với số lượng kỷ lục trong
phần lớn thời kỳ hậu chiến, nhưng xu hướng ấy đạt đỉnh điểm vào khoảng
2003 và lâu nay đang đi xuống. Một lý do khả dĩ là Mỹ có mức thuế đặc biệt