50%. Thông thường phụ nữ tham gia lực lượng lao động với tỷ lệ rất cao ở
các nước nông nghiệp nghèo, nơi mà việc nuôi ăn gia đình huy động tất cả
nhân lực ra đồng. Tỷ lệ tham gia sau đó giảm xuống khi các nước công
nghiệp hóa và chuyển dịch sang nhóm thu nhập trung bình, và một số phụ
nữ chuyển sang làm việc nhà, rời khỏi lực lượng lao động chính thức. Cuối
cùng, nếu đất nước ấy trở nên giàu hơn nữa, nhiều gia đình có nguồn lực để
cho phụ nữ theo học đại học – và từ đó họ thường gia nhập lực lượng lao
động với số lượng lớn.
Để nắm được những nền kinh tế nào có cơ hội nhiều nhất – hoặc ít nhất
– trong việc tạo ra sự tăng trưởng thông qua bồi đắp lực lượng lao động nữ,
ta có thể so sánh các nước trong cùng nhóm thu nhập. Trong số các nước
giàu, theo một nghiên cứu năm 2015 của Citi Research, mức phụ nữ tham
gia lực lượng lao động trải từ gần 80% ở Thụy Sĩ đến 70% ở Đức và ít hơn
60% ở Mỹ và Nhật Bản. Nhìn thấy lợi ích cho chính mình, Nhật Bản đang
thức tỉnh trước điều này. Kể từ khi lên nắm quyền vào 2012, Thủ tướng
Shinzo Abe đã thừa nhận công khai vai trò của phụ nữ trong việc khắc phục
vấn đề lão hóa nghiêm trọng của Nhật Bản, và ông đã tích hợp
“Womenomics (Kinh tế phụ nữ)” như một trọng tâm trong kế hoạch hồi sinh
nền kinh tế. Womenomics bao gồm cải thiện dịch vụ chăm sóc trẻ em và chế
độ nghỉ phép chăm con, cắt “khoản phạt hôn nhân” vốn đánh thuế cao hơn
với người thứ hai có thu nhập trong gia đình, và khích lệ các công ty Nhật
đưa nhiều phụ nữ hơn vào các vị trí điều hành. Trong ba năm đầu tiên thuộc
nhiệm kỳ của Abe, khoảng 800.000 phụ nữ đã tham gia lực lượng lao động,
và ông tuyên bố chiến dịch của mình cũng đã đưa nhiều phụ nữ vào các vị
trí quản lý cao cấp.
Tại Canada, một nỗ lực để mở cửa cho phụ nữ đã mang lại kết quả
chóng vánh. Vào 1990, chỉ 68% phụ nữ Canada tham gia lực lượng lao
động; hai thập kỷ sau con số này đã tăng lên đến 74%, phần lớn dựa vào các
cải cách bao gồm cắt giảm thuế cho người thứ hai có thu nhập và các dịch
vụ mới để chăm sóc trẻ. Một sự bùng nổ thậm chí ngoạn mục hơn nữa về số
lượng phụ nữ đi làm đã xảy ra ở Hà Lan, nơi tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động
đã tăng gấp đôi kể từ 1980 lên đến mức 74% ngày nay, do kết quả của chính