QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 50

nổi, một lần nữa do sự sụt giảm gay gắt tỷ lệ sinh và sự gia tăng nhanh
chóng tuổi thọ. Trên thế giới, con người trung bình ngày nay sống thọ hơn
19 năm so với hồi 1960, nhưng ở Trung Quốc, người ta trung bình sống thọ
hơn 30 năm và qua đời ở tuổi 75. Bước tiến này là đáng kể, nhưng có cái giá
của nó. Ngày nay, tỷ lệ dân số Trung Quốc trên 65 tuổi đang trên đà tăng
gấp đôi từ 7 lên 14% từ năm 2000 đến năm 2027. Để so sánh, quá trình nhân
đôi này mất 115 năm ở Pháp và 69 năm tại Mỹ.

Các xu hướng dân số tác động đến kinh tế chủ yếu qua việc làm tăng

hoặc giảm lượng nhân công, nhưng nó còn có một tác động thứ cấp về năng
suất. Trong những năm gần đây các nước có dân số tăng trưởng nhanh hơn
cũng thường cho thấy năng suất tăng trưởng nhanh hơn. Khi tỷ lệ phụ thuộc
giảm, với nhiều người tham gia vào lực lượng lao động và kiếm sống một
cách độc lập, thu nhập của một quốc gia tăng lên, và điều đó tạo ra một
lượng vốn lớn hơn, có thể được sử dụng để đầu tư vào những phương cách
nhằm tiếp tục nâng cao năng suất. Theo nhà nhân khẩu học Andrew Mason,
lợi tức nhân khẩu học thứ cấp này là một sự thúc đẩy quan trọng đối với tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Đông và Đông Nam Á, nơi có tỷ lệ tiết kiệm
tương đối cao hơn và lực lượng lao động tương đối lớn.

[5]

Hơn nữa, một lực lượng lao động có kinh nghiệm hơn cũng thường

hiệu quả hơn. Các quốc gia có lợi thế tốt nhất là những nước có biện pháp
giữ người lớn tuổi trong lực lượng lao động và nằm ngoài dân số “phụ
thuộc”. Năm 2007, Đức tăng tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67 đối với nam giới và
phụ nữ, một biện pháp sẽ được triển khai dần. Hầu hết các quốc gia châu Âu
khác đều noi theo, trong đó có Ba Lan. Trong năm năm tới, dân số trong độ
tuổi lao động của Ba Lan được dự đoán sẽ giảm hơn 3 điểm phần trăm
xuống còn 66%, mức giảm mạnh nhất ở bất kỳ nước lớn nào, trong khi dân
số già tiếp tục bùng nổ. Cuộc chiến về việc nâng tuổi nghỉ hưu và các vấn đề
đặc thù khác của xã hội cao niên giờ định hình các cuộc tranh luận chính trị,
trong khi các doanh nhân Ba Lan đã bắt đầu tìm cách khai thác cơ hội từ
người cao tuổi. Nhà dưỡng lão mà người Ba Lan gọi Nhà Cao niên Bình an
đã được nhân rộng trên khắp xứ này. Các nước châu Âu như Ý và Bồ Đào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.