hà khắc đối với gia đình, cộng với mức chi tiêu thấp bất thường về các dịch
vụ chăm sóc trẻ. Đây cũng là quốc gia công nghiệp duy nhất không có chính
sách quốc gia để đảm bảo những người mới làm bố mẹ được nghỉ thai sản
có lương.
OECD gần đây ước tính rằng việc loại bỏ sự cách biệt giới tính – tức
làm cho tỷ lệ phụ nữ trưởng thành đi làm cũng nhiều như nam giới – sẽ dẫn
đến một sự gia tăng tổng thể về GDP đến 12% tại các quốc gia thành viên từ
2015 đến 2030. Sự tăng trưởng GDP này sẽ đạt đỉnh gần đến 20% ở cả Nhật
Bản và Hàn Quốc và hơn 20% ở Ý, nơi có chưa đến 40% phụ nữ tham gia
lực lượng lao động chính thức. Một phân tích tương tự vào 2010 bởi Booz
and Company cho thấy việc thu hẹp khoảng cách về giới ở các nước mới nổi
có thể mang lại lợi ích lớn hơn nữa về GDP trước 2020, dao động từ mức
tăng 34% ở Ai Cập đến 27% ở Ấn Độ và 9% ở Brazil.
Cuộc chiến thu hút di dân
Một động lực cơ bản của sự tăng trưởng dân số vẫn đang ở mức ổn
định trong những thập kỷ gần đây. Kể từ 1960, tỷ suất sinh toàn cầu đã giảm
mạnh, và tuổi thọ đã tăng từ 50 lên 69 và vẫn đang tăng, nhưng tỷ lệ di cư
vẫn gần như không đổi. Nửa thế kỷ trước đây, di dân chiếm khoảng 3% dân
số toàn cầu, và vào năm 2012 họ vẫn chiếm khoảng 3%. Và bất chấp tất cả
những nỗi sợ bùng phát vào năm 2015 bởi làn sóng gồm hơn 1 triệu người tị
nạn đổ vào châu Âu từ các nước đang bị chiến tranh tàn phá như Syria, Iraq
và Afghanistan, các đợt tăng vọt này hầu như chỉ có thể kéo dài cho đến khi
tình trạng bạo lực địa phương chấm dứt. Xu hướng căn bản khác còn mạnh
mẽ hơn nữa chính là sự suy giảm mức tăng dân số trong độ tuổi lao động ở
thế giới mới nổi, vốn đang làm giảm dòng di dân kinh tế từ các nước này
sang các nước phát triển. Từ 2005 đến 2010 con số di dân thuần từ các nước
đang phát triển sang các nước phát triển đạt tổng cộng 16,4 triệu người,
nhưng từ 2010 đến 2015, tổng số này giảm gần 5 triệu.
Trong thực tế, ít nhất trước khi phong trào chống nhập cư lên ngôi ở
châu Âu và Mỹ vào 2015, cuộc cạnh tranh để thu hút lao động nước ngoài
đã nóng lên. Theo Liên Hiệp Quốc, số lượng quốc gia công khai tuyên bố