QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 77

Quốc vào thời 1978 đã quá chấn động bởi bạo lực quần chúng trước đó
trong Cách mạng Văn hóa đến mức không kỳ vọng gì nhiều đối với bất kỳ
nhà lãnh đạo nào.

Hậu quả của khủng hoảng sẽ khiến nhiều quốc gia đòi hỏi cải cách –

nhưng không phải lúc nào họ cũng chịu cải cách mạnh mẽ. Một số nước
trông vào những người theo chủ nghĩa dân túy hứa hẹn chóng vánh mang lại
thịnh vượng và khôi phục vinh quang của xứ sở, như cách mà Venezuela
trông mong ở Hugo Chávez và Argentina đối với Néstor Kirchner sau các
cuộc khủng hoảng ở Latin những năm 1990. Những nước khác trông mong
vào các nhà cải cách đích thực, như Mỹ, Anh và Trung Quốc trông đợi ở
Reagan, Thatcher và Đặng trong những năm 1980.

Cả ba đều tiếp quản những xứ sở đang đối mặt với khủng hoảng về vị

thế quốc gia, sau một thập kỷ người dân có lý do để lo sợ mất chỗ đứng vào
tay các đối thủ lớn trên toàn cầu. Thatcher và Reagan đều vận động tranh cử
với lời thề đẩy lùi “chủ nghĩa xã hội” trong nước và ở nước ngoài. Họ cũng
bắt đầu bù đắp lại vị thế bẽ bàng của những năm 1970, khi Anh rơi sâu vào
nợ nần và trở thành quốc gia phát triển đầu tiên phải tìm đến gói cứu trợ của
IMF. Những người Anh bảo thủ công khai lo ngại nhà nước quá nghiêm ngặt
về phúc lợi của họ thậm chí đã biến thành một nhà nước tả khuynh theo kiểu
xã hội chủ nghĩa như Pháp. Người Mỹ rơi vào “nỗi phiền muộn” của những
năm thời Jimmy Carter và bắt đầu lo sợ có thể bị bắt chẹt giá dầu dưới bàn
tay của cartel OPEC. Đến lượt mình, Đặng tung ra những cải cách thực dụng
một phần vì trước đó ông ta đã đến thăm Singapore, New York và thấy rằng
các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa này đã vượt xa nền kinh tế của ông. Nỗi sợ
bị qua mặt – một cuộc khủng hoảng chung về vị thế quốc gia – đã khiến tất
cả các nước này có động lực khẩn cấp phải cải cách.

Điều lạ thường về thế hệ Reagan, Thatcher và Đặng nằm ở chỗ, trong

những hoàn cảnh kinh tế vô cùng khác biệt nhau, họ lại đi đến những quyết
định cải cách tương tự nhau để giải quyết khủng hoảng. Tình trạng tăng
trưởng thấp và lạm phát cao của những năm 1970 có thể truy nguyên từ sự
kiểm soát cồng kềnh của nhà nước, và giải pháp đưa ra bởi thế hệ lãnh đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.