QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 78

này đã tạo ra một khuôn mẫu chung để cải cách thị trường tự do. Tại Mỹ và
Anh, khuôn mẫu này gồm các biện pháp nới lỏng quyền kiểm soát kinh tế từ
trung ương, cắt giảm thuế và nạn quan liêu, tư nhân hóa các công ty nhà
nước và dỡ bỏ kiểm soát giá cả, đồng thời hỗ trợ các chính sách của ngân
hàng trung ương vốn đóng vai trò quan trọng để thuần hóa lạm phát. Ở
Trung Quốc, giải pháp bao gồm giải phóng để nông dân cày cấy trên đất của
họ và mở cửa cho thương mại và đầu tư nước ngoài. Người ta vẫn còn tranh
cãi về di sản của các nhà lãnh đạo này, nhưng những cải cách của họ chắc
chắn đã mang lại động lực mới cho các nền kinh tế trì trệ. Khi Mỹ và Anh
bắt đầu phục hồi vào những năm 1980, và nhất là khi kinh tế Trung Quốc cất
cánh, các mô hình này đã giúp truyền cảm hứng cho một thế hệ các nhà cải
cách mới.

Đến những năm 1990, chịu ảnh hưởng của tính chính thống mới mẻ về

thị trường tự do, nhiều quốc gia mới nổi bắt đầu cởi mở với mậu dịch và
dòng vốn bên ngoài, và một số đã bắt đầu chuốc lấy rắc rối, bởi vay mượn
quá nhiều từ các chủ nợ nước ngoài. Cuộc khủng hoảng tiền tệ do nợ xảy ra
đầu tiên ở Mexico vào 1994, lan ra khắp khu vực Đông và Đông Nam Á vào
1997 – 1998, sau đó nhảy phắt sang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil trong vòng
bốn năm kế tiếp. Chu trình sinh tồn đang vận hành, bởi khủng hoảng khơi
dậy tinh thần ủng hộ cải cách. Từ các cuộc phá sản và đổ vỡ kinh tế năm
1998 đã nảy sinh thế hệ kế tiếp các nhà lãnh đạo mới, và một nhóm mới các
nhà cải cách hầu như chưa được biết đến: Kim Dae-jung của Hàn Quốc,
Luiz Inácio Lula da Silva của Brazil, Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ và Putin ở Nga.

Giờ đây người ta rất dễ quên, bởi cả Putin và Erdogan đều bám lấy

quyền lực, nhưng bộ tứ này đã xây dựng nền tảng để tăng ngân sách chính
phủ và thặng dư thương mại, giảm nợ và lạm phát để giúp hậu thuẫn cho
cuộc bùng nổ tăng trưởng lớn hơn bao giờ hết, nâng tầm cho thế giới đang
phát triển. Trong năm năm trước 2010, sự bùng nổ ấy hầu như đã xóa sạch
nỗi ám ảnh về thời khốn khó ở các nước nghèo, và 97% các nền kinh tế mới
nổi – 107 trong số 110 quốc gia có dữ liệu xác đáng – đang bắt kịp Mỹ về
mặt thu nhập bình quân đầu người. Tỷ lệ bắt kịp 97% ấy có thể đem so với
mức trung bình 42% của mỗi giai đoạn năm năm trước đó, đến tận 50 năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.