QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 80

nhuận từ dầu mỏ vào quỹ dự phòng và thỏa thuận với giới trùm tư bản mới
của Nga, cho phép họ hoàn toàn tự do làm ăn miễn họ đứng ngoài chính trị.
Để giảm cơ hội tham nhũng cố hữu trong một hệ thống rườm rà mà thuế
được thu bởi nhiều cơ quan chính phủ, ông cắt giảm số lượng sắc thuế từ
200 xuống 16, dồn nhiều mức thuế thu nhập thành một mức thấp đồng nhất,
lập ra một cơ quan thu thuế duy nhất và sa thải tất cả cảnh sát thuế vụ, mà
nhiều người đã tham nhũng. Mức thuế suất thấp hơn quả thực đã làm tăng
doanh thu và giúp Putin tái cân bằng ngân sách. Khác với Kim, ông đã
không làm gì nhiều để các ngân hàng trở nên cạnh tranh hơn hoặc xây dựng
các ngành sản xuất, nhưng ông đã phục hồi sự ổn định cho nền tài chính
quốc gia lần đầu tiên kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ.

Hai năm sau Erdogan nhậm chức ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngay sau một cuộc

khủng hoảng tiền tệ và giữa bối cảnh lạm phát phi mã. Giống Putin, Erdogan
đã đưa nền kinh tế của mình trở lại tình trạng ổn định hơn, cũng theo sự dẫn
dắt của các cố vấn tài chính có tài như Bộ trưởng Kinh tế Ali Babacan.
Erdogan cũng đến London và New York để phát biểu về việc đưa đất nước
mình hội nhập với phương Tây, tuyên bố rằng đảng của ông có “nhiệm vụ
phải chứng minh” rằng các nguyên tắc của nền dân chủ dựa trên thị trường
tự do “cũng có thể là nền tảng của một xã hội Hồi giáo”. Ông xử lý tình
trạng tài chính quốc gia một cách hết sức có trách nhiệm, cải cách hệ thống
lương hưu bị lãng phí, tư nhân hóa các ngân hàng nhà nước gặp rắc rối,
thông qua đạo luật để đóng cửa các công ty bị phá sản một cách thông suốt
hơn, và thề sẽ duy trì thặng dư ngân sách. Dù chính Erdogan và Putin về sau
chuốc lấy sự chỉ trích gì đi nữa, tác động tích cực từ những cải cách trước đó
của họ là khó phủ nhận: trong thập kỷ tiếp theo, người Thổ Nhĩ Kỳ, cũng
như người Nga, chứng kiến thu nhập bình quân đầu người của họ tăng gấp
nhiều lần, đến hơn 10.000 đô-la. Cả hai nước đều chuyển từ hàng ngũ các
quốc gia nghèo sang các quốc gia trung bình, ít nhất trong một thời gian.

Loại hình khủng hoảng mở ra cơ hội cho các nhà lãnh đạo mới cũng

chính là loại dấy lên một sự thay đổi về tư duy. Nó có thể nảy sinh từ phản
ứng của công chúng trước một cú sốc lớn, như trong trường hợp khủng
hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998, sự kiện đã khiến không chỉ người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.