QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 82

và Argentina, có được sự tăng trưởng vững chắc lẫn mức lạm phát thấp hơn
nhiều.

Sự tương phùng của vận may và chính sách tốt cũng đánh dấu cuộc trỗi

dậy của thành viên cuối cùng trong thế hệ này, Lula da Silva ở Brazil. Đắc
cử vào 2002, ông kế nhiệm Henrique Cardoso, người trước đó đã bắt đầu
chế ngự lạm phát phi mã. Nhưng chính Lula mới là người có sức hút và uy
tín với quần chúng để thay đổi thế giới quan của Brazil và lập công bằng sự
chuyển biến hoàn toàn sau đó. Là Tổng thống Brazil đầu tiên xuất thân từ
tầng lớp lao động, Lula đã bị mất một ngón tay do tai nạn lao động lúc 19
tuổi và được các nhà phê bình mô tả là “thợ thuyền, chữ nghĩa lõm bõm và
chín ngón”; nhiều người cho rằng ông sẽ cho tiếp tục các khoản chi tiêu
công hào phóng đã gây ra lạm phát phi mã trong thập kỷ trước đó. Các nhà
đầu tư lo sợ về Lula đến mức triển vọng thắng cử của ông đã khiến tiền tệ và
thị trường chứng khoán Brazil lao dốc, và chính cuộc khủng hoảng này giúp
truyền cảm hứng cho những cải cách ban đầu của Lula.

Lula đã chọn người đứng đầu ngân hàng trung ương là một cựu lãnh

đạo FleetBoston tên Henrique Meirelles, người tuyên bố sẽ triệt hạ lạm phát
và đã làm được, nâng lãi suất lên hơn 25%. Với sự trợ lực từ cuộc bùng nổ
giá hàng nguyên liệu toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Brazil tăng tốc dưới
thời Lula. Tiếp nối các nhà lãnh đạo tài ba trước đó, ông có sự hiểu biết cơ
bản về nhu cầu của đất nước để hồi phục lẫn biết cách tác động đến quần
chúng để đưa ra cải cách quyết liệt, và từ đó giúp xứ sở của mình vượt qua
một thời điểm hết sức khó khăn.

Biến động tiếp theo của thế giới xảy đến trong cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu năm 2008. Đó là cuộc khủng hoảng sâu nhất kể từ năm 1930,
và bất kỳ biến cố nào ở quy mô đó đều sẽ làm nảy sinh nhu cầu bức thiết về
cải cách. Thật vậy, những gì diễn ra sau đó là làn sóng nổi dậy rộng rãi trên
thế giới chống lại các nhà cầm quyền đang an vị, diễn ra trong thùng phiếu
lẫn trên đường phố. Ở các quốc gia dân chủ, cử tri đã thay đổi chính phủ của
họ. Từ 2005 đến 2007, dân chúng của 30 nền dân chủ lớn nhất thế giới, gồm
20 nền dân chủ mới nổi lớn nhất, đã bỏ phiếu cho đảng cầm quyền tiếp tục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.