QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 84

Thậm chí Đặng Tiểu Bình, người không phụ thuộc vào nhiệm kỳ lẫn

bầu cử, cũng đã mất hẳn ảnh hưởng sau khoảng hai nhiệm kỳ. Ông lên nắm
quyền vào 1980 trong vai trò đứng đầu đảng lẫn quân đội cho đến khi nhu
cầu cải cách của dân chúng về tự do chính trị ngày càng gia tăng – để theo
kịp với tự do kinh tế mà ông đã ban bố – bùng nổ thành sự kiện năm 1989 ở
Quảng trường Thiên An Môn. Sau cuộc đổ máu, Đặng Tiểu Bình từ bỏ vị trí
người đứng đầu quân đội lẫn đảng nhưng vẫn giữ vai trò “lãnh đạo tối cao”
phi chính thức, mà ông vận dụng để tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa thực dụng
kinh tế và kiềm tỏa về chính trị. Như vậy một người được cho là nhà cải
cách kinh tế quan trọng nhất của thế kỷ 20 đã chính thức giữ các vai trò
quyền lực cao nhất chỉ trong chín năm, một mức ấn tượng cho thấy ngay cả
những nhà lãnh đạo tài ba nhất cũng có thể trở nên cố vị nhanh đến dường
nào. Kể từ đó Trung Quốc đã có truyền thống mạnh mẽ thay đổi hoàn toàn
cấp lãnh đạo mỗi mười năm.

Mặc dù Lula và Kim có ý thức đúng đắn không cố duy trì quyền lực,

ngay cả Lula cũng đã bắt đầu tỏ sự kiêu ngạo và tự mãn điển hình của các
chính thể già cỗi. Năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang
tàn phá nhiều quốc gia phương Tây nhưng chưa chạm đến các quốc gia mới
nổi, Lula đã gần kết thúc nhiệm kỳ thứ hai và bắt đầu khoe Brazil đã vượt
qua khủng hoảng ổn thỏa ra sao. Ông rao giảng với thế giới rằng thảm họa
tài chính năm 2008 “không phải do người da đen hoặc người người bản địa
hoặc người nghèo gây ra. Cuộc khủng hoảng này đã được nuôi dưỡng và
thúc đẩy bởi hành vi phi lý của một số người da trắng, mắt xanh”.

[2]

Ông không nhận ra cuộc khủng hoảng sẽ ập đến Brazil và nhiều quốc

gia mới nổi khác trong những năm sau, sau khi ông rời cương vị theo lịch
trình vào ngày 1-1-2011, theo luật của Brazil.

Than ôi, Erdogan và Putin đều chẳng hề tôn trọng các giới hạn pháp lý

về quyền lực. Cả hai đều đang ở vào nhiệm kỳ thứ tư của các chức vụ lãnh
đạo cao nhất, một điều rất hiếm ở các nước lớn, và họ là những ví dụ hết sức
rõ ràng của lãnh đạo cố vị. Vào cuối 2006, vẫn còn thấy rõ thiện chí của các
nhà lãnh đạo Nga trong việc kiềm chế chi tiêu và lắng nghe những lời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.