QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 86

tầng lớp trung lưu nhằm chống lại các chính quyền già cỗi trong thế giới
mới nổi, từ Ai Cập đến Brazil.

Các cây viết đua nhau giải thích về tình trạng bùng phát bất ổn này vào

mùa hè năm 2013, và tất cả đều xoáy vào những người trung lưu phản
kháng, thay vì các chính thể già nua mà giới này nhắm đến. Một nhóm của
Washington Post đã xác định “cơn thịnh nộ trung lưu” trong các xã hội
“đang đòi hỏi nhiều hơn”. Một cây viết của New York Times khởi đầu câu
chuyện của mình trong một nhà hàng cao cấp ở ngoại ô Istanbul, nơi ông
nhìn thấy cuộc nổi dậy của “các tầng lớp đang trỗi dậy” và “người giàu có
giáo dục”, những người đã hưởng lợi nhiều nhất từ các chính thể mà họ đi
đến chỗ chối bỏ. Khoa học gia chính trị của Stanford, Francis Fukuyama,
nhận ra một “cuộc cách mạng tầng lớp trung lưu” của giới trẻ am hiểu công
nghệ. Những câu chuyện này thật phong phú và ly kỳ, nhưng sự lớn mạnh
của tầng lớp trung lưu không đồng nghĩa với sự phản kháng đang xảy đến.
Vâng, tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh tại các quốc gia chìm trong biểu
tình, nhưng họ cũng lớn mạnh ở nhiều nước khác. Suốt 15 năm trước đó,
trong 21 quốc gia mới nổi lớn nhất, tỷ trọng dân số thuộc tầng lớp trung lưu
trong tổng dân số đã tăng trung bình 18 điểm phần trăm, lên mức hơn một
nửa tổng dân số.

[3]

Tuy nhiên, các cuộc phản kháng đã bùng phát tại các quốc gia mà tầng

lớp trung lưu phát triển rất nhanh, như Nga (tăng 63 điểm phần trăm) và khá
chậm, như Nam Phi (tăng 5 điểm phần trăm). Các cuộc biểu tình lớn nhất
diễn ra ở các nước mà tầng lớp trung lưu đã gia tăng với tốc độ gần 18 điểm
phần trăm: Ai Cập tăng 14 điểm, Brazil 19 điểm, Thổ Nhĩ Kỳ 22 điểm. Nói
tóm lại, không có sự liên hệ rõ ràng giữa sự tăng trưởng của tầng lớp trung
lưu và sự bùng phát phản kháng từ tầng lớp trung lưu.

Mối liên hệ rõ nét của các cuộc phản kháng này nằm ở mục tiêu: cuộc

phản kháng nào cũng nhắm vào một chính thể già nua và tự mãn. Đà bùng
nổ kinh tế giúp nâng cao thế giới mới nổi vào những năm 2000 đã khiến
nhiều nhà lãnh đạo quốc gia tin rằng cá nhân họ chịu trách nhiệm về sự
thành công của quốc gia. Họ bắt đầu chơi đủ trò mưu mẹo – lách các hạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.