QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 87

mức về nhiệm kỳ, tráo đổi cương vị – để bám giữ quyền lực. Từ 2003 đến
2013, trong 20 nền kinh tế mới nổi quan trọng nhất, nhiệm kỳ trung bình của
đảng cầm quyền đã tăng gấp đôi từ bốn năm lên tám năm. Điều đó vẫn ổn
với số đông đang giàu lên ở hầu hết các nước – cho đến khi tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở thế giới mới nổi bắt đầu tụt giảm dữ dội vào cuối thập kỷ.

Các cuộc phản kháng đầu tiên nổ ra vào 2011, với các vụ đình công

quyết liệt của công nhân mỏ ở Nam Phi. Cuối năm đó đến lượt các cuộc biểu
tình chống chính phủ của Singh ở Ấn Độ và chống Putin tại Nga, nơi một số
người tuần hành đã cầm áp phích so sánh Putin với các nhà-độc-tài-trọn-đời
khét tiếng như Muammar al-Qaddafi của Libya và Kim Jong-il của Bắc
Triều Tiên. Đến 2013, trong 20 nền kinh tế mới nổi quan trọng nhất, bảy
nước đã bùng phát tình trạng bất ổn chính trị: Nga, Ấn Độ, Nam Phi, Ai
Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Argentina. Và tất cả các cuộc bùng phát này đều
chống lại một chính thể đã nắm quyền lực lâu hơn tám năm và không theo
kịp với những thách thức kinh tế của thế giới Hậu khủng hoảng.

Ta ắt có giả định hợp lý ở đây rằng ngay cả các nhà lãnh đạo tài giỏi

cũng sẽ mất đà cải cách nếu họ nắm quyền quá lâu. Thường thì thời điểm
này phụ thuộc ít nhất một phần vào tình hình kinh tế. Khi Néstor Kirchner
lên làm Tổng thống của Argentina vào giữa 2003, Argentina đang chật vật
để ổn định sau bốn năm suy thoái kinh tế hoàn toàn. Kirchner, một người
theo chủ nghĩa dân túy nhiệt thành, đã giữ lại Bộ trưởng Tài chính có đầu óc
cải cách Roberto Lavagna, người đã giúp Argentina thắt chặt chi tiêu để
vượt qua những năm cuối của suy thoái. Nhưng một khi đà phục hồi kinh tế
dường như đã trụ vững vào 2005, Kirchner sa thải Lavagna và chuyển sang
tả khuynh. Đó là một thời khắc hệ trọng, hệt như Putin đã buông Kudrin hồi
2011. Hãy cẩn trọng khi các Tổng thống bắt đầu sa thải những nhà cải cách
trong bộ sậu của họ.

Các thị trường chứng khoán cảm nhận rõ quá trình suy hoại này. Từ

1988, các quốc gia mới nổi lớn đã tổ chức tổng cộng 91 cuộc tổng tuyển cử
quốc gia, bầu ra tổng cộng 67 nhà lãnh đạo mới, trong đó có 15 người đã tại
vị trọn hai nhiệm kỳ. Những người trụ hai nhiệm kỳ đều thuộc nhóm thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.