công về chính trị theo đúng nghĩa, đứng đầu là những người như Putin,
Erdogan, Lula và Singh. Nhưng càng về cuối các nhiệm kỳ của họ, các thị
trường chứng khoán quốc gia càng trở nên phê phán với cách họ điều hành
nền kinh tế; tính chung cả nhóm, các thị trường chứng khoán đó có thành
tích tốt hơn 16% so với mức trung bình toàn cầu ở các thị trường mới nổi
trong nhiệm kỳ lãnh đạo đầu tiên, nhưng trong nhiệm kỳ thứ hai hầu như
không có sự vượt trội nào. Một số kết quả kém cỏi nhất là dưới thời Erdogan
ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi thị trường chứng khoán thua sút mức trung bình của thế
giới mới nổi 18% trong nhiệm kỳ thứ hai của ông ta, từ 2007 đến 2011;
Donald Tusk ở Ba Lan, kém 6% trong nhiệm kỳ thứ hai từ 2011 đến 2014;
và Singh ở Ấn Độ, kém 6% trong nhiệm kỳ thứ hai từ 2009 đến 2014.
Khi các chính thể già cỗi, thị trường nhiều khả năng đánh hơi được cái
chết dần mòn của cải cách. Mặc dù thường kéo dài khoảng bốn năm, các
nhiệm kỳ lãnh đạo có thể khác biệt rất nhiều về thời gian, nhất là trong các
hệ thống nghị viện mà Thủ tướng có thể tổ chức bầu cử đột xuất. Để xác
định thời điểm mà các thị trường có thể quay sang chống lại những Thủ
tướng và Tổng thống đang tại vị, tôi đã xem lại 91 cuộc bầu cử quốc gia kể
từ 1988 và xác định được 33 nhà lãnh đạo tại vị được ít nhất năm năm. Kết
quả: xét chung nhóm các nhà lãnh đạo này, với ba năm rưỡi đầu tiên, lợi suất
trung bình của thị trường có xu hướng tăng nhanh hơn so với mức trung
bình của thế giới mới nổi – chính xác là vượt mức trung bình hơn 30% trong
41 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ lãnh đạo. Thậm chí còn ấn tượng hơn nữa,
gần như tất cả (90%) mức vượt trội đó so với thế giới mới nổi đều có được
trong 24 tháng đầu tiên của chính quyền mới. Tuy nhiên, sau ba năm rưỡi,
thị trường bắt đầu đi ngang. Điều này giống như sự xác nhận rõ rệt rằng giai
đoạn trăng mật chính trị – những năm đầu của một chính quyền – là giai
đoạn khi một nhà lãnh đạo trong thế giới mới nổi nhiều khả năng sẽ quyết
liệt cải cách và tác động tích cực đến nền kinh tế. Dĩ nhiên, thị trường có xu
hướng đi lên khi các nhà đầu tư có lý do để kỳ vọng nền kinh tăng tốc trong
tương lai và lạm phát suy giảm.
Điều đáng chú ý là sự phân tích tương tự đối với các nước phát triển lại
không cho thấy mối liên kết rõ ràng giữa lợi suất thị trường chứng khoán và