QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 90

vị phu nhân đầy tham vọng của Tổng thống Peru Ollanta Humala được xem
như người kế vị khả dĩ của ông ta, cũng như cách Tổng thống Cristina
Kirchner của Argentina đã giành ghế.

Nếu các chính phủ già cỗi nhiều khả năng không mang đến cho mọi

người hy vọng cải cách kinh tế, các chế độ non trẻ lại ngược lại. Hãy xem lại
các cuộc biểu tình trong mùa hè năm 2013: Lúc đó 11 trong số 21 quốc gia
lớn mới nổi có đảng cầm quyền nắm quyền chưa tới tám năm, và không một
chính phủ nào trong số này trở thành mục tiêu của các cuộc biểu tình. Một
trường hợp gây tranh cãi là Ai Cập, nơi mùa xuân Ả Rập đã lật đổ hai chế
độ nối tiếp nhau, nhưng đến 2013 các cuộc biểu tình đang nhắm đến chính
quyền quân sự của cựu thống chế Abdel Fattah el-Sisi, được nhiều người coi
là một sự hồi sinh của chế độ độc tài Mubarak cũ. Tóm lại, những người
biểu tình trung lưu trên toàn thế giới đều công kích các chế độ mà họ coi là
hấp hối, đồng thời trao cho các chính quyền mới cơ hội để tự chứng tỏ. Và
các chế độ mới mày đều dựa vào nhiều nhà lãnh đạo mới ít ra đang cố gắng
thúc đẩy cải cách kinh tế nghiêm túc, như ở Mexico, Philippines và
Pakistan. Ở các nước này, tầng lớp trung lưu trẻ tuổi, có học vấn và mới phất
không có lý do gì để nhắn tin lôi kéo bạn bè xuống đường. Họ có lý do để
tin rằng sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn với một nhà lãnh đạo
mới, và bất kỳ ai đang quan sát các quốc gia này cũng nghĩ vậy.

Dân túy mị dân và dân túy an dân
Các nhà lãnh đạo thành công thường có chung hai thuộc tính then chốt:

sự ủng hộ một cách sủng ái của quần chúng và sự hiểu biết rõ ràng về cải
cách kinh tế, hoặc ít nhất một thiện chí trao thực quyền cho các chuyên gia.
Ngược lại, những kẻ dân túy mị dân nào khéo biết kết hợp chủ nghĩa dân túy
với chủ nghĩa dân tộc có thể thành công về chính trị, nhưng có xu hướng trở
thành thảm họa cho đất nước của họ.

Hãy xem Venezuela và nước láng giềng Colombia đi hai con đường

khác nhau ra sao với hai loại nhân vật dân túy hết sức khác biệt sau cuộc
khủng hoảng tài chính 1990. Năm 2002 người Venezuela bầu Hugo Chávez,
một người theo chủ nghĩa dân túy cực đoan vốn e sợ giới kinh doanh tinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.