QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 81

Hàn Quốc mà cả người Indonesia và các quốc gia khác cũng cải cách.
Nhưng nó cũng có thể nảy sinh từ sự thất vọng âm ỉ về nền kinh tế sa sút lâu
ngày. Tất cả những nhà cải cách thực thụ và tiềm năng nêu trên, từ Thatcher
trong những năm 1980 cho đến Putin, ngoại trừ duy nhất một người, đều nổi
lên từ một nền kinh tế mà trong thập kỷ trước đó đã đánh mất vị thế của
mình vào tay đối thủ – đánh mất tỷ trọng trong GDP của khu vực hoặc toàn
cầu. Trường hợp ngoại lệ ấy là Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã không thua
thiệt so với các nước láng giềng đơn giản vì các nước trong khu vực còn sa
sút một cách tồi tệ hơn.

Một số nhà quan sát sẽ có nhiều ý phản đối quan điểm này. Một trong

các ý đó là Putin và Erdogan cải cách vì họ buộc phải làm, như một điều
kiện để nhận tiền cứu trợ từ IMF, vì vậy sẽ sai về bản chất nếu nhận định họ
là những nhà cải cách đích thực. Nhưng vấn đề là khủng hoảng có thể buộc
các nhà lãnh đạo phải cải cách, dù họ có tin tưởng hay không, bởi vì hoặc
dân chúng đòi hỏi điều đó, hoặc các chủ nợ buộc họ làm. Điều rõ ràng với
bất cứ ai đến thăm Moscow hay Istanbul vào đầu những năm 2000, hay lắng
nghe các nhân vật cải cách kiên định của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga như Babacan
hoặc Kudrin, là Putin và Erdogan đều chịu áp lực không chỉ từ IMF mà còn
từ người dân của họ và từ hậu quả đớn đau của một cuộc khủng hoảng quốc
gia. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã sẵn sàng để thay đổi, và Putin và Erdogan là
những nhà lãnh đạo phù hợp để định hình cải cách, bởi vì họ là những nhân
vật có sức lôi cuốn với đại chúng mà lại hiểu rõ tính cấp bách của thời khắc
ấy.

Một ý phản đối hiển nhiên khác là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cuốn vào

cuộc bùng nổ tăng trưởng chung của thế giới mới nổi những năm 2000, cho
nên sự tăng trưởng mạnh mẽ mà họ có được cũng không phải công trạng cụ
thể của Putin hay Erdogan. Mặc dù vận may từ cuộc bùng nổ tăng trưởng
toàn cầu chắc chắn đóng một vai trò trong câu chuyện thành công của họ,
các chính sách kinh tế của các nhà lãnh đạo này buộc phải tương phản với
đường lối của Chávez ở Venezuela và Kirchner tại Argentina. Trong chu
trình này, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm tốt hơn nhiều về kinh tế so với Venezuela

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.