QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 75

Bất kỳ độc giả báo chí nào cũng từng đọc hàng chục bài báo kết thúc

bằng lời khuyến cáo rằng nước này hoặc nước kia cần “cải cách cơ chế”,
một sự thông thái xuyên thời gian bởi vì lúc nào câu đó cũng có thể được
nói ra với bất cứ quốc gia nào. Không bao giờ có một thời điểm mà một
quốc gia không cần khắc phục điều gì đó về “cơ chế”, khi thì là các vấn đề
“vi mô” trong cách vận hành của doanh nghiệp và chính phủ, và lúc khác là
các vấn đề “vĩ mô” như lạm phát cao, đồng tiền được định giá quá cao hoặc
thâm hụt ngân sách và thương mại. Người ta thường khá đồng thuận về
những yếu tố hữu ích nhất cần khắc phục. Ngay cả trong bối cảnh chính trị
phân cực của Mỹ hiện nay, ngày càng nhiều người ủng hộ cắt giảm mức
thuế kém cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Ở các nước nghèo, danh sách cải
tổ có thể dài đến mức một nhà lãnh đạo mới có thể bắt tay từ đâu cũng được:
thỏa thuận hòa bình với phiến quân, làm đường sá, mở cửa thương mại, hoặc
tống giam các quan chức tài chính gian lận.

Tuy nhiên, việc xác định rõ thời điểm một quốc gia sẵn sàng cải tổ

mạnh mẽ là điều quan trọng hơn cả việc xác định nội dung cải cách cụ thể.
Và thông thường, mức độ ủng hộ cải cách của công chúng phụ thuộc vào
việc họ có thấy bức bách bởi khủng hoảng hay đang lười nhác bởi mức sống
dư dật. Thái độ của công chúng tác động một cách hệ trọng đến chu trình
sinh tồn như có thể thấy sống động ở các nước từ Nga đến Ấn Độ và Brazil
trong cuộc bùng nổ tăng trưởng toàn cầu những năm 2000; nhiều quốc gia
cho rằng tốc độ tăng trưởng cao sẽ kéo dài mãi, và câu hỏi “cải cách” duy
nhất đặt ra trên bàn là làm thế nào để hưởng sự thịnh vượng đang đến. Cảm
giác bữa tiệc chẳng bao giờ tàn lộ rõ với bất kỳ vị khách nào đến Rio,
Moscow hoặc Delhi, nơi nhiều người có cảm giác định mệnh của họ là thịnh
vượng. Do đó, thời cơ để thay đổi theo hướng mà ta quan tâm – cải tổ quyết
liệt để làm cho quốc gia khởi sắc – sẽ phải chờ đợi một bước ngoặt của chu
trình sinh tồn. Tiếc thay, tất cả các nước này đều cần một cuộc khủng hoảng
ra trò.

Một cuộc khủng hoảng ra trò làm tăng cơ may để một quốc gia nắm bắt

sự thay đổi và có được nhà lãnh đạo mới, nhưng rất khó nói nhà lãnh đạo
mới nào sẽ là nhà cải cách thành công. Họ là một giống loài quý hiếm, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.